Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn văn 2021 trường THCS Duy Tân

Xuất bản: 27/05/2021 - Tác giả:

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2021 THCS Duy Tân, Hải Dương (có đáp án) với một số dạng bài cơ bản thường xuyên ra để em thử sức thi thử ngay tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi thử vào lớp 10 môn văn năm 2020-2021 của trường THCS Duy Tân, Hải Dương để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào 10 sắp tới.

Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 trường THCS Duy Tân

I. Phần đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó."

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9 tập 2, NXB GD, 2010 )

Câu 1 ( 1,5 điểm): Tác phẩm trên được kể thứ ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là ai? Nêu vai trò của ngôi kể đó?

Câu 2( 0,5 điểm): Chỉ ra một câu phủ định có trong đoạn văn.

Câu 3 ( 1,0 điểm): Những câu văn trên giúp em hiểu gì về thế hệ trẻ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc?

II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 4 (2,0 điểm): Từ các nhân vật trong đoạn trích trên (Đoạn trích Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) và những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm trong cuộc sống.

Câu 5 (5,0 điểm): 

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Ngữ văn 9, trang 128, 129, Tập 1, NXBGD 2017)

---------- Hết ----------

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn 2021 trường Duy Tân, Hải Dương

I. Phần đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

- Ngôi kể thứ nhất (0,25 điểm); người kể chuyện: Phương Định (0,25đ)

- Vai trò của ngôi kể: 1 điểm

+  Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm, nhân vật ( 0,5 điểm)

+ Tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn ( 0,5 điểm)

Câu 2 (0,5 điểm)

- HS chọn một trong 5 câu phủ định đều được:

+ Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi

+ Thần chết là một tay không thích đùa.

+ Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi

+ Tất nhiên, tôi không vào viện quân y.

Câu 3 (1,0 điểm):

- Nội dung:

+ Đó là những cô gái có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc…

+ Gan dạ, dũng cảm, không sợ hi sinh..

+ Có lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để dấn thân vào chiến trường bom đạn..

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

+ Mở đoạn: Giới thiệu về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống. (0,25 điểm)

+ Thân đoạn:

- Giải thích: dũng cảm là không sợ hiểm nguy, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xâu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. (0,25 điểm)

- Ý nghĩa của lòng dũng cảm : (1,0 điểm)

+ Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:

+ Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng bản thân mình

  • . Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng)
  • . Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội …)
  • . Trong cuộc sống hằng ngày: cứu người bị hại, gặp hoạn nạn

+ Mở rộng, liên hệ thực tế: (0,25điểm)

Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển đảo để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống

+ Bài học nhận thức và hành động ( 0,25 điểm )

Liên hệ: Bản thân đã dũng cảm trong những việc gì? Làm thế nào để rèn luyện đức tính này?

>>> Tham khảo: Đoạn văn về lòng dũng cảm

Câu 2. (5 điểm)

a. Mở bài:

Giới thiệu nhà thơ Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

Dẫn dắt vào đoạn thơ.

b. Thân bài:

- Tình đồng chí là tình cảm đẹp, thiêng liêng cao cả, biểu hiện qua sự thấu hiểu, sẻ chia, là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư,nỗi niềm của nhau (dẫn chứng).

+"mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứ tkhoát của người lính.Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương.

+ Hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính càng tô đậm thêm sự gắnbó yêu thương của người lính đối với quê nhà. Hình ảnh ấy vừa được sửdụng như một phép hoán dụ, vừa được sử dụng như một phép nhân hóa. Nó giúp người lính diễn tảmột cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc đa kia nhớngười lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi thương nhớ quê hương.

- Không chỉ chia sẻ với nhau mọi tâm tư nỗi niềm, người lính còn cùng nhau chia sẻ những khó khăn gian khổ mà người lính phảichịu đựng, phải trải qua:

Tôi với anh……chân không giày

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thơ chân thực đầy ắp hơi thở của cuộc sống chiến trường. Phép liệt kê, phép đối được tác giả sử dụng hài hoà, nhuần nhuyễn khiến cho đoạn thơ như một thước phim thời sự chiến trường tái hiện lại những gian khổ mà người lính phải trải qua.

+ Hình ảnh “miệng cười buốt giá”, Chính Hữu đã cho người đọc thấy được tinh thần lạc quan, vượt lên hoàn cảnh của các anh.

- Một sức mạnh kì điệu giúp các anh vượt qua tất cả chính là tình đồng đội gắn bó, kéo sơn:

Thương nhay tay nắm lấy bàn tay.

+ Các anh nắm tay nhau để truyền hơi ấm, truyền sức mạnh cho nhau, sưởi ấm lòng nhau trong mùa đông buốt giá, cũng là truyền cho nhau niềm tin chiến đấu. Tình đồng chí đồng đội của các anh quả thật càng trong gian khổ lại càng toả sáng.

- Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn mang biểu tượng của tình đồng chí:

+ Nổi bật trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính"đứng cạnh bên nhau" trong tư thế đầy chủ động, sắn sàng “chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

+ “Đầu súng trăng treo” vừa thực vừa lãng mạn, vừa giản dị vừa khỏe khoắn, vừa lãng mạn vừa anh hùng, tạo nên vẻ đẹp của người lính thời chống Pháp.

- Nghệ thuật: Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, những câu thơ sóng đôi, đối ứng đã diễn tả sinh động sự gắn kết, sẻ chia của những người lính. Sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, cách sử dụng hình ảnh vừa cụ thể lại vừa giàu sức khái quát đã tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

c. Kết bài:

- Đánh giá khái quát về đoạn thơ

- Liên hệ bản thân.

>>> Tham khảo thêm: Cảm nhận về bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

-/-

Trên đây là chi tiết đề thi thử vào 10 môn văn năm 2021 của trường THCS Duy Tân, Hải Dương mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn 2021 khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM