Đề thi thử vào 10 năm 2020 môn Văn của trường THPT Điền Hải tình Bạc Liêu dưới đây đã được Học tốt biên tập nhằm giúp các em tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm cần ôn tập để có thể đạt được điểm số cao trong kì thi vào 10.
Đề thithử vào lớp 10 môn Văn trường THPT Điền Hải
Câu 1: (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra, Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thức màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn xuất xứ của văn bản. (3,0đ)
b) Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1,0đ)
c) Những từ ngữ: những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ” được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào trong câu? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu có thay đổi không? (2.0đ)
Câu 2: (6,0 điểm)
- Hãy viết bài văn nghị luận (từ 1,5 đến 02 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về: Lòng tự tin.
Câu 3: (8,0 điểm) . Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu trong tình huống gặp cha lần cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn trường THPT Điền Hải
Câu 1:
a) Đoạn trích trên được trích trong văn bản "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.
- Văn bản in trong tập truyện ngắn “ Bến quê”, xuất bản năm 1985.
b) Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả cảnh đẹp huy hoàng bên kia sông Hồng qua khung cửa sổ nhà Nhĩ
c)
Câu 2:
Dàn ý phân tích tâm trạng bé Thu
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả:Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng nhưsau khi hòa bình hòa bình.
- Giới thiệu tác phẩm:
- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, được in trong tập truyện cùng tên.
- Đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:tácgiả đã miêu tả chân thực, sinh động diễn biến tâm lí của nhân vật béThu trong tình huống gặp cha lần cuối cùng.
2.Thân bài
a) Hoàn cảnh của bé Thu
- Thu là cô bé 8 tuổi. Ba em là bộ đội, đã xa nhà đi kháng chiến suốt 8 năm rồi, em ở nhà với má. Em chỉ biết mặt ba qua một tấm hình chụp chung với má.
b)Tinh huống truyện
- Tinh huống truyện rất éo le, xúc động: Cuộc gặp đẩu tiên của bé Thu với cha cũng chính là lần gặp cuối cùng.
- Ông Sáu sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. ông đã vô cùng hạnh phúc, xúc động, mong chờ được nghe con gọi một tiếng "ba"nhưng bé Thu đã không nhận ông là cha. ông đã cố gắng tìm mọi cách để được gẩn gũi với con nhưng không được. Chỉ đến lúc ông phải lên đường về lại đơn vị, bé Thu mới nhận ra ông. Hai cha con tạm biệt nhau trong nước mắt.
- Trở lại đơn vị, ông Sáu dồn cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận, day dứt vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ - Ngụy.
- Nhà văn đã miêu tả rất tài tình, chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật béThu trong ba ngày ngắn ngủi của cuộc gặp lần cuối cùng ấy.
c) Diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu
* Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba:
- Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu, cô bé đã giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, rồi hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cẩu cứu má
- Những ngày sau đó, dù ông Sáu dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng béThu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:
- Thu quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.
- Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba, thậm chí gọi còn ông là "người ta".
- Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá, nó liển hất luôn ra, làm đổ cả bát cơm.
- Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh nó, nó lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Nhận xét: Cô bé phản ứng rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh song cũng rất cá tính ở Thu. Thu không nhận cha vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt, còn người cha trong tấm hình chụp chung với má thì không. Không ai hiểu được lí do và tháo gỡ điều đó cho em. Và chính cách phản ứng như vậy cho ta thấy tình yêu thương thắm thiết Thu dành cho cha mình.
* Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba:
- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, béThu đã về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường trở lại đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.
- "Vẻ mặt của nó có gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sám lại buồn rầu... nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa".
- Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba, đỏi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đổng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.
- Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt, con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng - tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
- Nó chạy đến ôm chặt lấy ba, khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.
- Nó siết chặt lấy cổ ba, dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai run run. Nó không muốn cho ba đi nữa.
=> Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách giữa Thu với ba bị xóa bỏ. Thu không giấu giếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba. Nó lo sợ ba sẽ đi mất., cố mọi cách để giữ ba ở lại.Tiếng khóc của Thu vừa là tiếng khóc của sựân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách. Tinh yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến tất cả mọi người xung quanh đều xúc động.
d) Đánh giá
Nhà văn rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và đã miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu một cách chân thực, tinh tế qua:
- Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ;
- Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc;
- Thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
Qua đó, ta thấy một bé Thu cá tính, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và thương ba vô bờ bến.
3. Kết bài
- Truyện thể hiện cảm động tình cha con trong chiến tranh. Đồng thời, qua tác phẩm, nhà văn cũng cho ta thấy sựtàn bạo của chiến tranh và những bi kịch của tình cảm gia đình thời chiến.
Bài văn tham khảo: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà
--------------
Với đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2020 của trường THPT Điền Hải tỉnh Bạc Liêu ở trên, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em thống kê lại những dạng văn cần ôn tập phục vụ cho kì thi của mình. Còn rất nhiều đề thi thử vào 10 môn Văn của các trường và tỉnh khác trên cả nước đã được chúng tôi biên tập, hãy truy cập vào trang thường xuyên để cập nhật nhé!