Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Hòa Bình số 1

Xuất bản: 10/05/2019 - Cập nhật: 26/04/2022 - Tác giả:

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Hòa Bình số 1, luyện đề thi thử để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 quan trọng sắp tới.

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Hòa Bình số 1 cho các em học sinh tham khảo cũng là nhằm đánh giá chất lượng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 sắp tới của toàn thể học sinh lớp 9. Đề thi bao gồm 2-3 phần, thí sinh làm bài trong thời gian 90 - 120 phút, nằm trong bộ đề thi thử vào 10 môn văn Hòa Bình do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp.

>>MỚI NHẤT

: Đề thi chính thức môn Văn vào lớp 10 tỉnh Hòa Bình năm 2019

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn tỉnh Hòa Bình số 1

Phần I (6,0 điểm)

Trong truyện Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê có viết:

"(1) Quen rồi. (2) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu trình có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cắt lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu." 

1. Từ “tôi” trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó làm công việc gì? Tính chất của công việc đó như thế nào? (1,0 điểm). 

2. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. (1,0 điểm) 

3. Theo em câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần" có hàm ý gì? (0,5 điểm) 

4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng phép thế để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất (được bộc lộ trong đoạn trích trên) của nhân vật “tôi”. Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép thế. (3,5 điểm) 

Phần II (4 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Trang cổ tròn vành vạnh

để chỉ người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 156)

1.- Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

2. Em hãy giải thích tại sao trong suốt bài thơ, tác giả đùng hình ảnh “vầng trăng”, “trăng", nhưng đến hai dòng thơ cuối, tác giả lại dùng ánh trăng”?

3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về phút “giật mình" của nhân vật “ta” trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu có thành phần phụ chủ).

>> Tuyển tập đề thi thử vào lớp 10 môn văn năm 2019 đầy đủ nhất

Đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn văn tỉnh Hòa Bình số 1

Phần I

1:

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Là 1 trong những tác phẩm đầu tay của bà
- Truyện viết năm 1971 (Nhà xuất bản Kim Đồng Hà Nội 2001).Khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra vô cùng ác liệt.

2:

- Đoạn văn trên sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm
- Kể được 2 tác phẩm có sử dụng độc thoại nội tâm : Làng- Kim Lân
Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)

3:

- Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất
- Tác dụng
+ Tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh
+ Nhân vật tự kể nên chân thực ,tạo điều kiện thuận lợi để khắc họa thế giới tâm hồn , cảm xúc, suy nghĩ của nhân vât một cách chân thực ,giầu sức thuyết phục
+ Những suy nghĩ ,cảm xúc ,hồi tưởng hiện lên trực tiếp qua lời nhân ,vậy nên có xắcthái riêng

4:

* Mở đoạn :

Nêu được ý khái quát : Phương Định - nhân vật chính trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, là một chiến sĩ TNXP dũng cảm ,bình tĩnh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Phương Định

* Thân đoạn:

Phân tích - đánh giá nhận định để làm nổi bật sự dũng cảm bình tĩnh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Phương Định.

- Phương Định là cô gái bình tĩnh :

+ Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh ,quen công việc phá bom- 1 công việc vô cùng nguy hiểm , một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba - năm lần, phải thường xuyên đối mặt với thần chết nhưng Phương định coi đó là chuyện thường tình, nếp sống thường nhật,không bận tâm ,không do dự
-> Sự bình tĩnh thật đáng khâm phục

- Phương Định là cô gái dũng cảm.:

+Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông
+Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. cô cho đó là việc nhỏ , "Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?"
-> Gan dạ ,quả cảm không sự hi sinh, đặt nhiệm vụ lên trên hết

- Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ :

+Tìm mọi cách để kết thúc công việc có hiệu quả:" Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?"
-> Có ý thức trách nhiệm ,có lòng quyết tâm cao
* Kết đoạn:

Nêu được cảm nghĩ ,đánh giá về nhân vật Phương Định
- Phương Định là nữ thanh niên xung phong anh hùng
- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ

>>>Xem thêm: Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi

Phần II

1.

- Chỉ ra được biện pháp nhân hóa: trăng “im phăng phắc

- Tác dụng: Trăng giống như một con người, im lặng bao dung và nghiêm khắc. Hình ảnh nhân hóa làm cho câu thơ sinh động, tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

- Chỉ ra được biện pháp tương phản giữa ánh trăng "im phăng phắc" và cái “ giật mình" của nhân vật “ta”.

- Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật giây phút bừng tỉnh của nhân vật.

2.

Tác giả dùng "ảnh trăng” vì: ánh trăng giống như "ngôn ngữ" của vầng trăng, như một thông điệp ngầm mà “trăng" muốn gửi đến nhân vật, "ánh trăng" cũng là thứ ánh sáng đặc biệt có thể soi tỏ được vào những nơi khuất tối của tâm hồn, giúp nhân vật thức tỉnh.

3.

- Câu kết đoạn đạt yêu cầu

- Phần thân đoạn khoảng 10-11 câu, học sinh cần bám sát vào đoạn thơ, phân tích được trạng thái cảm xúc đặc biệt của nhân vật khi đối diện với bánh trăng im phăng phắc”, từ đó làm rõ được ý nghĩa đặc biệt của phút “giật mình" của nhân vật “ta”:

+ “Giật mình” để hối hận, tiếc nuối khi thấy mình đã bội bạc, vô tình với quá khứ,

+ “Giật mình” để tự nhắc nhở mình hãy biết sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn;

+ “Giật mình" để thức tỉnh, bừng tỉnh, nhìn lại những hạn chế của chính bản thân mình, từ đó vươn lên hoàn thiện nhân cách;

+ Cái “giật mình” của nhân vật còn có sức lan toả cảm xúc, có thể làm người đọc “giật mình” nhận ra những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống,

- Có sử dụng phép nối (gạch dưới)

- Có một câu có thành phần phụ chú (gạch dưới)

>>Tham khảo thêm: Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Ánh trăng - Nguyễn Duy

--------------------

Với đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình số 1, Đọc Tài Liệu hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt qua kỳ thi sắp tới một cách thành công. Em hãy truy cập doctailieu.com mỗi ngày để tham khảo thêm kho đề thi thử vào lớp 10 phong phú của chúng tôi nhé.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM