Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Sử 2023 Lam Sơn Thanh Hóa

Xuất bản: 23/05/2023 - Tác giả:

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Sử 2023 Lam Sơn Thanh Hóa có đáp án chi tiết giúp các em bổ sung vào kho tài liệu ôn thi thử ngay tại nhà.

Để bổ sung thêm cho kho tài liệu đề thi thử lớp 10 tại tỉnh Thanh Hóa thêm phần độc đáo, dưới đây Đọc tài liệu gửi tới các em mẫu đề thi thử vào lớp 10 chuyên Lịch sử (dành riêng cho các thí sinh thi vào chuyên) trường THPT Chuyên Lam Sơn vừa diễn ra ngày 16/4/2023,

Đề thi có 1 trang gồm 04 câu - Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Cùng đặt bút thực hiện đề thi thử vào lớp 10 này rồi đối chiếu với đáp án kèm thang điểm từng câu để đánh giá kết quả của mình.

Chi tiết đề thi và đáp án như sau:

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Sử 2023 Lam Sơn

A - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Hoàn thành bảng niên biểu sau:

Thời gianSự kiện
05/6/1911
06/1/1930
19/8/1945
19/12/1946
20/9/1977
12/1986

b. Trong những sự kiện trên, sự kiện nào được ghi nhận là ngày kỷ niệm thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam?

Câu 2 (2,0 điểm).

Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam thời điểm cuối năm 1929, đầu năm 1930 là gì? Yêu cầu đó đã được giải quyết như thế nào?

Câu 3 (3,0 điểm).

Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) trong hoàn cảnh nào? Nêu vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm).

Câu 4 (3,0 điểm).

Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị I-an-ta (2/1945)?

-Hết-

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 chuyên Sử 2023 Lam Sơn Thanh Hóa

A - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1

a.

Thời gianSự kiện
05/6/1911Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
06/1/1930Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản
19/8/1945Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội
19/12/1946Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
20/9/1977Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
12/1986Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

b. Trong những sự kiện trên, sự kiện được ghi nhận là ngày kỷ niệm thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là ngày 19/8/1945.

Câu 2.

* Yêu cầu bức thiết:

- Năm 1929, ở Việt Nam có 3 tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

- Ba tổ chức trên hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau dẫn tới nguy cơ chia rẽ lớn. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là phải hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.

* Yêu cầu đó đã được giải quyết:

- Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Trung Quốc ) từ 6/1/1930 ...

- Hội nghị đã đi đến quyết định: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược  vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

- Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 24/2/1930 Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Cả ba tổ chức cộng sản đã được hợp nhất thành một đảng thống nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam....

- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam...; là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng....

Câu 3

* Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) trong hoàn cảnh

- Hoàn cảnh quốc tế: Chiến tranh thế giới thứ hai đang lan rộng; phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị tấn công Liên Xô ...

- Hoàn cảnh trong nước:

+ Phát xít Nhật đã nhảy vào Đông Dương và cấu kết với Pháp để thống trị, bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn dân tộc vô cùng gay gắt ... Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ ...

+ Ngày 28/1/1945, Nguyễn Ái Quốc về nước và chủ trì Hội nghị Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 được tổ chức vào tháng 5/1941 tại Pác bó (Cao Bằng) chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh...

=> Thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung ương 8, ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập nhằm đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước cùng nhau đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc ...

* Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám

- Đoàn kết rộng rãi các giai cấp tầng lớp, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết dân tộc, phân hóa cô lập kẻ thù nhằm thực hiện nhiệm vụ cao nhất: giải phóng dân tộc.

- Tích cực chuẩn bị lực lượng và căn cứ cho cách mạng:

+ Lực lượng chính trị: lập các tổ chức đoàn thể mang tên Hội cứu quốc, xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng, mở rộng địa bàn…

+ Lực lượng vũ trang: từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, từ các đội du kích phát triển thành Cứu quốc quân, lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân…

+ Căn cứ: từ căn cứ Bắc Sơn, Cao bằng được mở rộng thành căn cứ Cao - Bắc- Lạng và Khu Giải phóng Việt Bắc…

- Tập dượt cho quần chúng đấu tranh thông qua cao trào kháng Nhật cứu nước: phát    động các cuộc khởi nghĩa từng phần, kêu gọi nhân dân “phá kho thóc giải quyết nạn đói”…

- Tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến:

+ Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, lập Ủy ban giải phóng Việt Nam;

+ Động viên toàn dân tham gia Tổng khởi nghĩa, thành lập nước Việt Nam Dân chủ   Cộng hòa.

- Góp phần cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

B - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 4

* Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng:

- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã có cuộc gặp gỡ ở I-an-ta (Liên Xô) vào tháng 2/1945. Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng Minh...

- Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía đông châu Âu; Vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh....

- Ở châu Á: giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; trả lại Liên Xô phía Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh. Quân đội Liên Xô đóng quân ở Bắc Triều Tiên, quân đội Mĩ đóng quân ở Nam Triều Tiên. Trừ Trung Quốc, các vùng còn lại ở châu Á ... vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các các nước phương Tây....

* Nhận xét

- Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở tại Hội nghị I-an-ta chủ yếu là sự phân chia giữa Liên Xô – Mỹ.

- Sự phân chia đó đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - “Trật tự hai cực I-an-ta ” ....

- Sự phân chia đó đã phá vỡ quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thay vào đó là quan hệ đối đầu căng thẳng....

-/-

Ngoài đề thi thử môn Lịch sử thi vào 10 Chuyên này thì trên Đọc tài liệu còn tổng hợp các đề thi thử của rất nhiều trường với nhiều dạng bài khác nhau vẫn nằm trong kiến thức ôn luyện. Các em có thể tham khảo các để khác trong bộ đề để có thể chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới một cách thuận lợi, đạt kết quả cao nhất nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM