Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận

Xuất bản: 09/05/2019

Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận kèm đáp án chi tiết, tài liệu ôn luyện cho kì thi tuyển sinh vào 10 sắp tới.

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận | Đề thi thử môn Văn năm 2019 - Mời giáo viên và các em học sinh tham khảo đề thi thử môn Văn vào 10 năm 2019 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận bao gồm nhiều kiến thức đã học trong chương trình tiếng Anh THCS. Đề nằm trong tuyển tập đề thi thử môn văn lớp 10 tỉnh Bình Thuận, các thầy cô và các em học sinh có thể sử dụng như một tài liệu giảng dạy và học tập hữu ích.

Đề thi
thử vào 10 môn Văn THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3

... "Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc"...

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? "Người đồng mình" được nhà thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0 điểm)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"của tác giả Nguyễn Thành Long.

Tham khảo:

Đề thi thử toán vào 10 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận

Đề thi thử môn Anh vào lớp 10 trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1

- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Nói với con"

- Tác giả Y Phương

- "Người đồng mình" là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.

Câu 2

- Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là "Lên thác xuống ghềnh"

- Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của "người đồng mình".

Câu 3

Gợi ý:

- Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn văn ngắn (200 từ) có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

- Về nội dung:

Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:

* Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ

* Thân đoạn: Đảm bảo các nội dung chính:

- Cuộc sống vất vả cực nhọc và những của phẩm chất cao đẹp của "Người đồng mình" (Mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...)

- Lời nhắn nhủ của cha đối với con (Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình. Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin ...)

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

>> Tham khảoCảm nhận vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ Nói với con

Phần II: Làm văn

* Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (Đoạn trích) biết cách trình bày luận điểm, luận cứ và luận. Bố cục đầy đủ ba phần, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp...

* Yêu cầu nội dung.

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên có lối sống đẹp, có tinh thần say mê cống hiến cho đất nước.

2. Thân bài:

* Lưu ý: giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý sử dụng những câu văn từ tác phẩm làm dẫn chứng chứng minh cho các luận điểm trong bài văn.

- Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây núi làm bạn.

- Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất...

-> Đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?"

-> Yêu thích công việc, sống có trách nhiệm, tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khó.

- Trong quan hệ với mọi người:Yêu quý con người, cởi mở, chân tình, nồng hậu. Lối sống khiêm nhường, quý trọng lao động và con người lao động quan tâm tới người khác.

- Trong sinh hoạt: Ngăn nắp, chủ động trong cuộc sống. Chân thực, tận tuy, tin yêu cuộc sống đó là một cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ.

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện.

- Tạo tình huống truyện tự nhiên tình cờ, hấp dẫn.

- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc: Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.

- Kết hợp giữa kể và tả và nghị luận, chất trữ tình của tác phẩm.

>> Tham khảoPhân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

3. Kết bài:

- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.

- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật anh thanh niên đối với thế hệ trẻ ngày nay.

>> Xem thêm nhiều đề thi thử vào lớp 10 môn văn mới nhất khác tại doctailieu.com

----/----

Trên đây là đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận với những dạng bài thường gặp trong đề thi vào lớp 10 môn Văn. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Ngoài đề thi thử trên đây, em hãy luyện thêm các đề thi thử vào 10 năm 2019 các môn khác để ôn tập tốt các môn thi nhé.

Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM