Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên

Xuất bản: 10/05/2019

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên, luyện đề thi thử để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào 10 sắp tới.

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên | Đề thi thử môn Văn năm 2019 - Làm đề thi thử là cách hay nhất để học sinh lớp 9 luyện tập các dạng câu hỏi, những kiến thức đã được học nhằm rà soát kiến thức, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian làm bài, hạn chế được sai sót đáng tiếc trong quá trình làm bài thi. Cùng tham khảo và luyện đề thi thử môn Văn vào 10 năm 2019 THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên nằm trong bộ đề thi thử lớp 10 môn văn Điện Biên. Sau khi làm bài, em hãy so sánh với đáp án để xem mình đạt kết quả như thế nào em nhé.

Đề thi
thử vào 10 môn Văn THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên

Phần I: Đọc- hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc".

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?

Câu 2 :(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên .

Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?

Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.

Phần II (6,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một khám phá mới mẻ về nội dung.

Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và phân tích hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ.

Xem thêm:

Đề thi thử môn Anh vào lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên

Đề thi thử toán vào 10 THPT Lê Quý Đôn - Điện Biên

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên

Câu 1

- Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ

- Tác giả: Thanh Hải

Câu 2

- Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.

- Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

Câu 3

* Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau:

- Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

- Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.

Câu 4

1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.

2. Yêu cầu về nội dung:

Một số gợi ý cơ bản

- Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.

- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng)

- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.

>> Tham khảo Dàn ý nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên học sinh hiện nay để có thêm gợi ý làm bài

Câu 2 (6,0 điểm) 

Có thể triển khai bài viết theo những cách khác nhau song phải đáp ứng được những ý chính sau đây:

1. Giải thích ngắn gọn.

Ý kiến bàn về hai khía cạnh:

- Yêu cầu đối với tác phẩm chân chính (phải có những phám phá, phát hiện mới mẻ về cuộc sống)

- Khả năng sáng tạo - điều không thể thiếu của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.

2. Phân tích hai bà thơ để làm sáng tỏ.

a. Vẻ đẹp riêng của mỗi hình tượng người lính  

- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình ảnh người lính xuất thân từ nông dân vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp gần gũi, giản dị, mộc mạc. Nét nổi bật là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao đẹp và cảm động giữa những năm tháng thiếu thốn, gian khổ. Chính tình đồng chí là một sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ…

- Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật lại thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi, lãng mạn và ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng…

b. Lí giải sự khác nhau 

- Sự khác nhau trước hết bởi mỗi hình tượng người lính được khắc họa trong những hoàn cảnh khác nhau: “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948, những năm đầu của thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ, khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc; còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt, khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn...

- Sự khác nhau còn do tâm hồn và khả năng sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ.

Tham khảo:

c. Đánh giá chung  

- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.

- Khẳng định: chỉ có sáng tạo thì người nghệ sĩ mới đem lại sức sống cho tác phẩm và những điều mới mẻ cho văn chương (Thí sinh cần phân tích những dẫn chứng cụ thể từ hai bài thơ và có những lập luận, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề trên)

-----/-----

Hy vọng đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên trên đây là một trong những tài liệu ôn tập hữu ích để các em ôn luyện. Mong rằng với nguồn đề thi thử lớp 10 phong phú cùng tuyển tập những đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2019 mới nhất, Đọc Tài Liệu sẽ là bạn đồng hành thân thiết của các em trong thời gian ôn thi chuẩn bị cho kì thi quan trọng.

Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM