Đề thi thử vào 10 môn văn 2024 của trường PT CLC Hùng Vương

Xuất bản: 28/03/2024 - Tác giả:

Đề thi thử vào 10 môn văn 2024 của trường PT CLC Hùng Vương có đáp án dành riêng cho các em học sinh lớp 9 bổ sung vào kho tài liệu ôn thi vào 10 tại nhà.

Bổ sung vào bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn mới nhất sẽ giúp cho các em học sinh tham khảo cũng là nhằm đánh giá chất lượng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 sắp tới của toàn thể học sinh lớp 9.

Đề thi bao gồm 2 phần, thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút, nằm trong bộ đề thi thử vào 10 môn văn của trường PT CLC Hùng Vương do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp.

Chi tiết đề thi thử vào lớp 10 môn văn này như sau:

Đề thi thử vào 10 môn văn 2024 PT CLC Hùng Vương

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tập trung là bí mật vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống. Nếu thiếu sự tập trung, tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong “mớ bòng bong” – những thứ chúng ta chẳng phải làm, những việc chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, ước mơ của bản thân và rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác… Không có gì ngạc nhiên khi phải quay cuồng xoay sở để bạn có thể tập trung vào những điều bạn thực sự muốn làm.

Bạn vào Facebook để xem thông báo công việc, học tập. Những thứ “thú vị” xuất hiện trên “Bảng tin”. Bạn click vào xem, tự hứa với mình chỉ 5 phút thôi, giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng.

Bạn vào Youtube để học tiếng Anh, ở phần “Video liên quan” bên trái xuất hiện hàng loạt video giải trí, ca nhạc, phim ảnh,… Bạn click vào xem, tự hứa chỉ xem một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12 giờ đêm.

Đang làm việc với chiếc laptop, vào internet kiếm tài liệu, tiện tay bạn mở Facebook, Youtube, các trang chế ảnh, đọc báo,… khiến bạn không thể nào tập trung quá 30 phút.

Kết quả bạn không thể hoàn thành được công việc, theo thời gian hình thành thói quen ăn vào tiềm thức, các mục tiêu nhỏ chưa được chinh phục, dẫn tới thiếu động lực để đạt mục tiêu lớn, và vì thế để thực hiện ước mơ thì thực sự còn là một điều xa vời.

(10 điều khác biệt giữa người theo đuổi ước mơ và người giết chết ước mơ, 1980 Books, NXB Lao động)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo bài viết, nguyên nhân nào khiến chúng ta không thể tập trung quá 30 phút?

Câu 3. (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. (1,5 điểm) Từ trải nghiệm của bản thân, em hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày ý nghĩa của việc tập trung trong học tập.

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 10 đến 12 câu) nêu điều bản thân cần làm để có thể tập trung học tập hiệu quả.

Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về ước nguyện và khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

….Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

(Tải tài liệu đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 này hoàn toàn miễn phí trong file đính kèm bên dưới!)

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn 2024 PT CLC Hùng Vương

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. 

Theo bài viết, nguyên nhân nào khiến chúng ta không thể tập trung quá 30 phút? Đang làm việc với chiếc laptop, vào internet kiếm tài liệu, tiện tay bạn mở Facebook, Youtube, các trang chế ảnh, đọc báo,…

Câu 3.

- Thành phần phụ chú: những thứ chúng ta chẳng phải làm, những việc chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, ước mơ của bản thân và rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác…chú thích cho “mớ bòng bong”

Tác dụng:

+ Đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu v

+ Dùng để bổ sung nội dung chi tiết cho cụm từ “mớ bòng bong”

Câu 4. 

Từ trải nghiệm của bản thân, anh/chị hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày ý nghĩa của việc tập trung trong học tập.

- Ý nghĩa của sự tập trung

+ Giúp con người giải quyết tốt công việc

+ Là cơ hội phát huy tài năng tiềm lực

+ Là yếu tố quan trọng rèn luyện ý thức

Phần II. Làm văn 

Câu 1. 

* Yêu cầu chung

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định được vấn đề cần nghị luận:

c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt (yêu cầu bắt buộc)

* Yêu cầu cụ thể

1.Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Những điều bản thân cần làm để có thể tập trung học tập hiệu quả.

2.Thân đoạn: Thí sinh cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Giải thích

Tập trung là sự nghiêm túc chú ý, tập trung mọi suy nghĩ vào một việc nào đó.

- Thân đoạn: Thí sinh cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Bàn luận:

- Những điều cần làm để tập trung học tập hiệu quả

+ Xây dựng mục tiêu, kế hoạch chia nhỏ các bài học.

+ Tạo môi trường học tập yên tĩnh, khoa học.

+ Áp dụng phương pháp “Quãng nghỉ ngắn” để kích thích tập trung.

(HS nêu ít nhất 03 ý)

+ Dẫn chứng minh họa

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận (biết phản đề; bài học liên hệ), có cách diễn đạt mới mẻ (vận dụng được danh ngôn, châm ngôn, thơ…có liên quan đến vấn đề nghị luận)

- Phản đề: Phê phán những người thiếu tập trung, không cố gắng.

- Bài học:

+ Mỗi cá nhân có ý thức cố gắng, tập trung học tập hiệu quả.

+ Là học sinh cần phải biết chú ý, xác lập mục tiêu học tập để đạt hiệu quả trong học tập.

HS trình bày được ít nhất 3 điều bản thân cần làm)

Câu 2.

* Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn để viết bài NLVH, bố cục 3 phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích bài viết sáng tạo; Mỗi ý được viết bằng một đoạn văn có dung lượng phù hợp.

* Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề bài.

- Giới thiệu tác giả; tác phẩm

- Vấn đề nghị luận

Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 11/1980

- Mạch cảm xúc

- Vị trí của đoạn thơ trong bài; cảm nhận chung về nội dung.

Phân tích, chứng minh: ước nguyện và khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải

a. Ước nguyện của nhà thơ

( HS trình bày theo cấu trúc đoạn văn có luận điểm, luận cứ, luận chứng)

- Dẫn chứng

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

- Phân tích

Ước nguyện được cống hiến, hòa nhập vào cuộc đời chung

+ Đại từ “tôi” chuyển thành “ta”: Những cảm xúc, ước nguyện của nhà thơ đã trở thành cảm xúc và ước nguyện của nhiều người.

+ Điệp ngữ “ta làm” như lời khẳng định khiến lời tâm niệm thêm thiết tha, chân thành.

+ Hình ảnh giản dị và đẹp tự nhiên “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến”: thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời như một lẽ tự nhiên.

-> Mỗi người mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, dâng hiến những phần tinh túy nhất của mình nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.

b. Khát vọng cống hiến

Dẫn chứng

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Phân tích

+ Ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: cống hiến nhỏ bé nhưng đẹp đẽ, ý nghĩa nhất.

+ Điệp ngữ “dù là”, “ta làm”

+ Hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: khát vọng cống hiến trọn đời.

+ Số từ “một”, đảo ngữ “lặng lẽ”: sự cống hiến khiêm nhường, chân thành mà không cần giản dị, phô trương. Đó là lẽ sống cao đẹp.

-> Điều tâm niệm, khát vọng chân thành, tha thiết, bình dị rất đáng trân trọng, ngợi ca.

(HS trình bày theo cấu trúc đoạn văn có luận điểm, luận cứ, luận chứng)

- Liên hệ mở rộng

c. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca

- Giọng điệu biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn

- Cấu tứ chặt chẽ

(HS trình bày được từ 3 ý trở lên và có cấu trúc thành đoạn văn)

Đánh giá về vẻ đẹp của đoạn thơ:

- Ước nguyện được hòa nhập và dâng hiến để làm đẹp cho cuộc đời.

- Ở Thanh Hải là niềm yêu đời, yêu cuộc sống, là tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.

- Bài học liên hệ bản thân.

-/-

Với đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 này, Đọc Tài Liệu hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt qua kỳ thi sắp tới một cách thành công. Em hãy truy cập doctailieu.com mỗi ngày để tham khảo thêm kho đề thi thử vào lớp 10 phong phú của chúng tôi nhé.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM