Cùng Đọc tài liệu thử sức với một mẫu đề thi thử vào lớp 10 của trường THCS Xương Lâm, huyện Lạng Giang theo chuẩn cấu trúc đề thi tuyển sinh năm trước tỉnh Bắc Giang, có tính chất tham khảo và ôn luyện kiến thức.
Đề thi thử vào 10 môn Văn 2023 THCS Xương Lâm lần 1
PHÒNG GD&ĐT LẠNG GIANG - TRƯỜNG THCS XƯƠNG L M
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN THỨ 01
BÀI THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09/02/2023
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an. Muốn bình yên cần học cách đối xử hiền hòa với thiên nhiên. Vào thời điểm này, những con sống bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những cánh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới. Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước, Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể để dành cho tương lai. Ở những nước giàu có, nhờ những dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ thống đường thủy trong giao thương và du lịch.
Mọi dòng sông đều đổ về biển lớn. Trên hành trình về biển, sông đi qua bao gian khó và thử thách. [...]
Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ về biển lớn mang theo mở lớp của người Bắc Giang về sự hội nhập và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cũng từ đây.
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà, trang 81-82, NXB Quân đội Nhân dân 2018).
Câu 1. Theo đoạn trích trên:
a (0,5 điểm). Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên?
b (0,5 điểm). Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc.
Câu 3 (1,0 điểm). Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bếp lửa - Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)
-Hết-
Xem thêm một số mẫu đề thi thử vào 10 môn văn năm 2023 Bắc Giang khác em nhé!
Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn 2023 THCS Xương Lâm lần 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1.
a. Con người muốn bình yên cần phải: học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên
b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai.
Câu 2.
- Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc)
- Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang.
Câu 3.
- Tình yêu dành cho những dòng sông quê.
- Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân: dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1.
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 400 - 500 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
*Nêu vấn đề.
*Giải thích vấn đề:
- Hội nhập là tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy (thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia).
- Hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách gợi liên tưởng về những khó khăn lớn lao mà thế hệ trẻ phải vượt qua để hội nhập với thế giới bởi cũng như những dòng sông muốn đổ về biển lớn phải vượt qua bao nhiêu gềnh thác.
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Tại sao khi hội nhập, giới trẻ phải vượt qua nhiều thử thách?
+ Do sự cách biệt về văn hóa và ngôn ngữ.
+ Do điều kiện về kinh tế và xã hội giữa nước ta với các nước khác có sự chênh lệch khá nhiều.
- Giới trẻ cần làm gì để xóa bỏ những khó khăn, thử thách trên:
+ Cần trau dồi cho mình tri thức và kinh nghiệm sống.
+ Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại.
+ Phát huy những điểm mạnh, xóa bỏ những điểm yếu.
+ Cần gạt bỏ những mặt tiêu cực của cái “tôi” cá nhân để có thể hòa nhập hơn với cộng đồng.
- Tuy nhiên cần lưu ý, hội nhập chứ không phải hòa tan vẫn cần giữ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2.
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt
+ Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Thơ Bằng Việt có giọng điệu tâm tình, trầm lắng, cảm xúc tinh tế, do đó tạo được sức lôi cuốn với bạn đọc.
- Giới thiệu tác phẩm: Bếp lửa
- Giới thiệu khái quát về hai khổ cuối
b. Thân bài
b.1. Khổ thơ "Lận đận... bếp lửa!"
* Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về cuộc đời của bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Những vần thơ chan chứa bao nghĩa nặng tình sâu của đứa cháu đối với bà. Bà quen dậy sớm để tiếp tục nhóm lên ngọn lửa:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
b.2. Khổ thơ "Giờ cháu... lên chưa?"
- Cháu đã lớn khôn, đã được sống trong cuộc đời mới thật vui thật đẹp, giữa ngọn khói trăm tàu lửa trăm nhà. Nhưng cháu vẫn không thể quên bếp lửa đơn sơ ấm áp của bà để rồi mỗi ngày đều tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?". Câu hỏi mà cũng là lời khẳng định: Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được bà và bếp lửa vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cháu đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ đó.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm.
-/-
Trên đây là chi tiết đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2023 mới, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn 2023 khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé