Đề thi thử vào 10 môn Sử trường THCS Phượng Cách lần 1

Xuất bản: 12/05/2021 - Tác giả:

Đề thi thử môn sử vào 10 trường THCS Phượng Cách, Hà Nội được đưa ra theo cấu trúc đề thi năm trước và lựa chọn kiến thức trọng tâm cho các em ôn luyện.

Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi thử vào lớp 10 môn sử năm 2020-2021 của trường THCS Phương Cách, Quốc Oai, Hà Nội để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào 10 sắp tới.

Đề thi thử vào 10 môn Toán 2021 trường THCS Phượng Cách - Hà Nội

Câu 1: Đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 1931 được đánh dấu bằng sự kiện

A. sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An - Hà Tĩnh.

B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

C. Cuộc biểu tình của công nhân nhân ngày 1/5.

D. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thủy.

Câu 2: Nhận định nào không đúng về “Chiến tranh đặc biệt?

A. Am mưu cơ bản là “Dùng người Việt đánh người Việt”.

B. Là chiến lược chiến tranh xâm lược TD mới của Mĩ.

C. Có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.

D. Dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ.

Câu 3: Ngày 10/10/1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.

B. Bộ đội Việt Nam tiếp quản thủ đô.

C. Pháp rút khỏi Hải Phòng.

D. Mĩ dựng chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của “ Đồng khởi” 1960?

A. Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm”.

B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách TD mới của Mĩ.

C. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. Đánh dấu bước phát triển mới của CM miền Nam.

Câu 5: Trong cuộc chiến đấu chống “ Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam đã dấy lên phong trào

A. “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”

B. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

C. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà giết”.

D. Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”

Câu 6: Mở màn chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, quân ta tiến công cứ điểm của địch ở đâu?

A. Thất Khê

B. Cao Bằng

C. Lạng Sơn

D. Đông Khê.

Câu 7: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1940- 1945 là mâu thuẫn giữa

A giai cấp vô sản với tư sản.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C nhân dân lao động với Pháp.

D. toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp, Nhật, phản động tay sai.

Câu 8: Năm 1949, dựa vào sự viện trợ về tài chính và quân sự của Mỹ, Pháp đã đề ra kế hoạch gì?

A. Kế hoạch Rơ-ve

B. Kế hoạch Đà Lát- đờ Tát- xi- nhi.

C. Kế hoạch Na- và

D. Kế hoạch Xta-lây Tay lo.

Câu 9: Ngày 19/12/1946 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?

A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

B. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp “Tạm ước”.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

Câu 10: Kế hoạch xâm lược của Pháp có sự thay đổi như thế nào sau th. thư- đông 1947?

A. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “vừa đánh vừa đàm”.

C. Chuyển từ “chinh phục từng gói nhỏ” sang “ đánh nhanh thắng nhanh".

D. Chuyển từ “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”

Câu 11: Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến, chống Pháp xâm lược là

A. toàn quân , toàn dân tham gia kháng chiến.

B. tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 12: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ giới tuyến quân sự tạm thời là

A. vĩ tuyến 15.

B. vĩ tuyến 16.

C. vĩ tuyến 17.

D. vĩ tuyến 18.

Câu 13: Chiến thắng quân sự nào sau đây làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va 2

A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

D. Tiến công chiến lược Đông Xuân.

Câu 14: Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn kiện nào tới Hội nghị Véc-tai?

A. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam"

B. “Đoàn kết giai cấp”

C. “Đường Kách mệnh”

D. “Bản án chế độ TD Pháp”.

Câu 15: Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nào?

A. Địa chủ

B. Công nhân

C. Tiểu tư sản

D. Tư sản

Câu 16: Sự kiện nào sau đây đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc?

A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản.

C. Gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Véc- xai.

D. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin.

Câu 17: Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam trong những năm 1950-1929

A. chưa giành được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

B. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.

C. nền độc lập của Việt Nam chưa được quốc gia nào công nhận.

D. chính quyền cách mạng mới thành lập.

Câu 18: Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do ai soạt

A. Trần Phú

B. Nguyễn Ái Quốc

C. Trường Chinh

D. Lê Hồng Phong

Câu 19: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 quyết định lấy tên là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Đảng Dân chủ Việt Nam

C. Đông Dương Cộng sản đảng

D. Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 20: Các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam trong những năm 1940-1945 là

A. Pháp- Mĩ.

B. Pháp- Nhật.

C. Nhất- Anh

D. Anh- Pháp.

Câu 21: " Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn trích trên thể hiện rõ tư tưởng gì?

A. Kháng chiến toàn dân

B. Kháng chiến toàn diện

C. Trường kì kháng chiến

D. Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 22: Nội dung Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì?

A. Toàn dân, toàn diện

B. Toàn dân, trường kì kháng chiến.

C. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 23: Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hỏa” chiến tranh xâm lược Việt Nam, đánh dấu sự thất bại của

A. “Việt Nam hóa chiến tranh

B. “Đông Dương hóa chiến tranh”

C. “Chiến tranh đặc biệt”

D. “Chiến tranh cục bộ"

Câu 24: Trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động tại đâu?

A. Pháp

B. Trung Quốc

C. Xiêm

D. Liên Xô

Câu 25: Thực hiện Kế hoạch Na-va, Pháp tập trung 44/84 tiểu đoàn ở đâu?

A. Tây Bắc

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng Bắc bộ

D. Lào

Câu 26: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

A. Bắc Phi

B. Đông Phi

C. Đông Bắc Á

D. Đông Nam Á

Câu 27: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám.

C. Cách mạng công nghệ

D.Cách mạng công nghiệp

Câu 28: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Trật tự hai cực I-an-ta

B. Trật tự thế giới “đa cực, nhiều trung tâm”

C. Hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn

D. Trật tự Viên

Câu 29: Yếu tố nào dưới đây được coi là “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản?

A. Sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ

B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên ( 1950-1953)

C. Cải cách dân chủ

D. Tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân Nhật.

Câu 30: Năm 1948, các nước Tây  u nhận viện trợ của Mĩ thông theo

A. “Chính sách mới”

B. “Kế hoạch Mác- san”

C. “ Chính sách kinh tế mới”.

D. “Hiệp ước hòa bình Xan Phran-xi-cô”

Câu 31: Một trong những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?

A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Thúc đẩy sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.

C. Thiết lập liên minh kinh tế- tài chính giữa các quốc gia

D. Ngăn chặn tình trạng bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường.

Câu 32: Nhận thấy thời cơ đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch

A. Sài Gòn - Gia Định

B. Huế - Đà Nẵng

C. Quảng Trị

D. Hồ Chí Minh

Câu 33: Chiến thắng nào của ta được đề cập trong đoạn trích dưới đây “12 ngày đô đầu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất...”

A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)

C. Chiến thắng Ấp Bắc

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

Câu 34: Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thực hiện nhiệm vụ

A. Khai giảng các bậc học

B. Cải cách giáo dục

C. Bổ túc văn hóa

D. Chống giặc dốt

Câu 35: Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “ Kháng Nhật cứu nước” ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ, Đảng đã đề ra khẩu hiệu

A. “ Phá kho thóc giải quyết nạn đói"

B. “Giảm tố giảm tốc, chia lại ruộng công”

C. “ Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”

D. “ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày"

Câu 36: Phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939 là gì?

A. Công khai và hợp pháp

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang

C. Bí mật và bất hợp pháp

D. Công khai nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp.

Câu 37: Nội dung nào không phản ánh đúng hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong những năm 1957 1959?..

A. Mở rộng chiến dịch “tố cộng” “diệt cộng”.

B. Thực hiện chiến lược” Chiến tranh đặc biệt”

C. Ra sắc lệnh “ đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”

D. Tăng cường khủng bố và đàn áp.

Câu 38: Cuối năm 1929, vẫn để thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vi

A. sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đăng

B. phong trào công - nông phát triển mạnh

C. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh

D.sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Câu 39: Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

A Năng lượng than đá

B. Năng lượng dầu mỏ

C. Năng lượng mặt trời

D. Năng lượng điện.

Câu 40: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì

A. Ngoại xâm và nội phản

B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ

C. Nạn đói tiếp tục đe dọa

D. Các tệ nạn xã hội tràn lan.

... HẾT...

Trên đây là chi tiết đề thi thử vào 10 môn sử năm 2021 của trường THCS Phượng Cách, Hà Nội mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn Toán 2021 khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM