Đề thi thử vào 10 2020 môn Văn lần 1 của huyện Thủy Nguyên (Đà Nẵng)

Xuất bản: 28/05/2020 - Tác giả:

Đáp án tham khảo đề thi thử vào 10 môn Văn lần 1 của huyện Thủy Nguyên (TP. Đà Nẵng) dành cho các em học sinh năm học 2020-2021.

Ôn thi vào lớp 10 bằng các thử sức với các đề thi thử môn Văn dành cho học sinh lớp 9 ôn luyện trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020/2021 là một điều vô cùng hữu ích, Đọc tài liệu xin gợi ý một đề thi vừa ra của huyện Thủy Nguyên (TP. Đà Nẵng), các em cùng xem nhé:

Đề thi thử

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
KỲ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2020 - 2021
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút: không kể thời gian giao đề

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1

NXB Giáo dục 2015, trang 155) 

Câu 1 (0.5đ) Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5đ) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1.0đ) Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau:

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Câu 4 (1.0đ): Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích. Qua đó, em rút ra cho bản thân bài học gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0đ): Từ đoạn thơ ngữ liệu ở phần I, viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2 (5.0đ) Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:

Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha... Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :

- Cơm chín rồi !

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui” dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trống.

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi "Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !

Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi doạ nó :

- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng "ba" không được sao ?

Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.

Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tối khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy....

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang  Sáng, Ngữ văn 9, tập I,

NXB Giáo dục Việt Nam 2015, trang 196, 197).

- Hết - 

Đáp án tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn Văn lần 1 - TP Đà Nẵng

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1. Thể thơ 5 chữ

Câu 2 Nội dung chính của đoạn thơ trên là hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.

Câu 3

Biện pháp tu từ nhân hóa: "vầng trăng thành tri kỷ"

Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vầng trăng: vầng trăng như người bạn thấu hiểu tâm tư tình cảm của người chiến sĩ.

Câu 4 

- Thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích là thái độ sống hồn nhiên, tự do, thoải mái, chân thực nhất cùng với thiên nhiên.

- Qua đó, em đã rút ra cho bản thân bài học gì?

Xem thêm: Phân tích bài thơ Ánh trăng

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0đ): Từ đoạn thơ ngữ liệu ở phần I, viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lỗi sống hòa hợp với thiên nhiên.

Gợi ý

Thiên nhiên là gì? Thế nào là lối sống hoà hợp với thiên nhiên?

- Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...

- Lối sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

Vai trò của thiên nhiên trong cuộc sống của con người:

- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:

-  Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.

-  Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.

=> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.

Trách nhiệm của bản thân và rút ra bài học:

- Phải bảo vệ thiên nhiên.

- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.

Câu 2

Xem thêm văn mẫu: Cảm nhận về nhân vật bé Thu

Như vậy, đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Văn của trường THPT chuyên Amsterdam 2020 trên đây khá giống với cấu trúc thi vào lớp 10 các năm trước của Hà Nội, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp các em sẽ ôn luyện. Đừng quên còn rất nhiều tài kiệu đề thi thử vào lớp 10 môn Văn của tất cả các trường và tỉnh thành trên cả nước đang đợi các em khám phá nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM