Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn trường Phạm Công Bình 2018 lần 1

Xuất bản: 13/06/2018 - Tác giả:

Cập nhật ngay đề thi thử tham khảo môn Văn tốt nghiệp THPTQG trường phổ thông Phạm Công Bình tỉnh Vĩnh Phúc lần 1 năm 2018.

Mục lục nội dung

Đề thi:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ THI KSCL LẦN I NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Ngữ văn; Lớp: 12

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ, mỗi thời đại, mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có theo chủ nghĩa “biết đủ”. Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có một sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý, một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí tình. Hạnh phúc cũng có khi là những điều giản dị: có một việc yêu thích để làm, có người để yêu thương và một nơi chốn bình yên để đi về... Lại có những vĩ nhân gọi tên hạnh phúc theo một cách rất riêng của họ. Ví như nhà hiền triết Mahatma Gandhi bảo rằng: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm hòa quyện với nhau”.... Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu? Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” như những “kịch sĩ” trong cả đời thường?... Rồi cũng có ý kiến phản biện rằng: ranh giới giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với mình là rất mong manh.... Sẽ rất nhanh, những cái “biết đủ” và sự hài lòng dễ dãi này sẽ làm ta chán ngán. Sẽ rất nhanh, hạnh phúc này sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu... Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác?

(Trích Để chạm vào hạnh phúc, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 03-02-2012)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là hạnh phúc theo chủ nghĩa “biết đủ”?

Câu 3: Tác giả có ngụ ý gì khi đặt ra câu hỏi: Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” như những “kịch sĩ” trong cả đời thường?

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác?

Câu 2 (5,0 điểm)

Về hình tượng người lính Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: “Người lính Tây Tiến hiện lên với chất anh hùng ngang tàng”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Ở họ toát lên chất men say lãng mạn”. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên và làm sáng tỏ qua đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2011, tr89)

------ Hết ------

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM