Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn 2024 mẫu số 14

Xuất bản: 13/03/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn 2024 mẫu số 14 với bài đọc hiểu Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen.

Gửi các em học sinh lớp 12 thân mến,

Nhằm hỗ trợ các em trong việc nâng cao kỹ năng làm đề thi, chúng tôi tiếp tục cung cấp một bài thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay. Dưới đây là đề thi thử môn văn 2024 mẫu đề 14. Đây chắc chắn là một tài liệu mới nhất mà chúng tôi đã cập nhật, nhằm giúp các em tự tin và thành công trong kỳ thi sắp tới.

Cùng đi vào tham khảo chi tiết nội dung đề thi:

Đề thi thử tốt nghiệp môn văn 2024 mẫu 14

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen. Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng. Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường. Vậy hãy chọn kỹ các thói quen ... Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng. Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất. Nếu không chăm sóc hàng ngày, nó sẽ chết ngay. Nhưng nếu chăm sóc, mỗi ngày một ít, nó tự nhiên lớn lên. Cho đến một ngày nào đó cây to đến nỗi không thể đốn chặt được nữa. Thói quen sẽ chỉ rõ bạn đến gần đỉnh núi của mình như thế nào. Tôi nhận thấy một số thói quen của những người vượt trội bao gồm: dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi; dùng sáu mươi phút đầu tiên trong ngày để mơ mộng, dự tính hoặc đơn giản là tập thể dục để duy trì sức sống của bản thân. ... Một vài thói quen để bạn chọn. Để thực hành. Để gieo hạt giống.

(Đời ngắn đừng ngủ dài trang 76-77, Robin Sharma – NXB Trẻ 2016)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Theo tác giả, vì sao “hãy chọn kỹ các thói quen” ?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen”. Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc rèn luyện những thói quen tốt.

Câu 2 (5.0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt trường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo Dục VN, 2011, tr.118)

------Hết------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi thử văn 2024 tốt nghiệp mẫu 14

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.  Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích:

- So sánh: Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng.

- Liệt kê: dậy sớm, hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi

- Ẩn dụ: đỉnh núi

Tác dụng:

- Tăng sức biểu cảm, diễn đạt hiệu quả, sinh động.

- Khẳng định sự cần thiết của việc rèn luyện các thói quen tốt.

Câu 3.

Theo tác giả “hãy chọn kĩ các thói quen” vì:

- Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen.

- Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng.

- Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường.

Câu 4.

- Đồng tình với quan điểm.

- Vì: những người hình thành, rèn luyện thói quen tốt: dậy sớm, đọc sách, rèn luyện thân thể,….thì thường sẽ thành công. Còn những người không có thói quen tốt: lười biếng, dậy muộn,… sẽ không bao giờ đạt được thành công.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi.

- Thói quen tốt những những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người về các phương diện như sức khỏe, lao động, học tập,…

3. Bàn luận

- Tạo cho mình thói quen tốt và làm việc theo thói quen sẽ giúp chúng ta tiến gần và đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống.

- Để hình thành thói quen tốt, chung ta cần nhận thức được lợi ích cả chúng để có động lực rèn luyện; cố gắng mỗi ngày, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen; bền bỉ, kiên trì, không bị nản lòng.

- Mỗi người cần có ý thức tránh xa các thói quen xấu, hình thành thói quen tốt.

Câu 2

1. Mở bài:

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.

- “Đất nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.

- Chín câu thơ đầu của đọan thơ :

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

……………………………………
Đất Nước có từ ngày đó”.

Là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động,gợi cảm sôi nổi và thiết tha.

2. Thân bài :

- Trước hết,ở hai câu thơ đầu của đọan thơ, Tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước.Đất nước có từ bao giờ ? Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết :

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi,

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”.

+ Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái “ngày xửa ngày xưa” ( thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừư tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại. Song chính ở “cái ngày xửa ngày xưa” đó, nhà thơ đã giúp cho chúng ta nhận thức được : Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết .Chỉ biết rằng : khi ta cất tiếng khóc chào đời, thì Đất Nước đã hiện hữu.

- Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của đất nước, nhà thơ còn nỗ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước :

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

+ “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích,ca dao,tục ngữ. Bởi lẽ,“miếng trầu”là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc.

+ cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước.

- Và còn nữa, trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân :

“Tóc mẹ búi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần ,sàng…”.

Đọan thơ, bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng:

+ những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh “tóc mẹ búi sau đầu”, gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt;

+ những câu ca dao xưa ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

+ Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất nước gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản…

- Có thể nói, đọan thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước – một câu hỏi quen thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ : nhà thơ không tạo ra khỏang cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình ảnh mĩ lệ, mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi giản dị,tự nhiên với những gì gần gũi, thân thiết, bình dị nhất.

- Nghẹ thuật:

+ Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm;

+ Cấu trúc thơ theo lối tăng cấp : Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từ… giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ.

+ Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước ( vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước , quê hương của mình.

3. Kết bài

Tóm lại, chín câu thơ mở đầu cho đọan trích “Đất Nước” đã thật sự để lại những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của đất nước.

Nguồn tài liêu: Sưu tầm và tổng hợp.

Đừng quên tìm hiểu chi tiết các nội dung đề thi thử tốt nghiệp 2024 mới nhất và luyện tập với các mẫu đề thi thử tốt nghiệp môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các em thành công!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM