Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sử năm 2020 Chuyên Phan Ngọc Hiển lần 2

Xuất bản: 30/06/2020 - Cập nhật: 01/07/2020 - Tác giả:

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Sử lần thứ 2 của trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) dành cho các em học sinh 12 tham khảo.

Mục lục nội dung

Với cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm nay, Đọc tài liệu muốn gửi tới các em một mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Sử vừa được ra của  THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển lần thi thứ hai làm tài liệu thử sức tại nhà em nhé!

Chi tiết đề thi như sau:

Đề thi

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. chủ trương thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, tích cực.

B. chủ trương chỉ thiết lập quan hệ với các nước phương Tây.

C. quan tâm khôi phục, phát triển quan hệ với các nước châu Á.

D. ngả về phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước châu Á.

Câu 2: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào

A. phát triển kinh tế.

B. hội nhập quốc tế.

C. phát triển quốc phòng.

D. ổn định chính trị.

Câu 3: Ý nào dưới đây là không đúng khi nói về phong trào Cần vương (1885 – 1896) chống Pháp của nhân dân Việt Nam?

A. Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

B. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

C. Kết hợp đấu tranh vũ trang với hòa hoãn.

D. Là phong trào yêu nước chống Pháp.

Câu 4: Tổ chức này dưới đây không phải là cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (1945)?

A. Hội đồng kinh tế - xã hội.

B. Hội đồng quản thác.

C. Tòa án quốc tế.

D. Tổ chức Y tế thế giới.

Câu 5: Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì thu được nhiều lợi nhuận từ

A. sản xuất, xuất khẩu lương thực.

B. xuất khẩu phần mềm tin học.

C. chế tạo, xuất khẩu vũ khí.

D. bán bằng phát minh, sáng chế.

Câu 6: Ngày 23 – 9 – 1946, Pháp nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn – là sự kiện đánh dấu

A. mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.

B. sự nhận nhượng của nhân dân Việt Nam đối với Pháp đã đến giới hạn cuối cùng.

C. cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chính thức bùng nổ.

D. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Nam Bộ Việt Nam.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới?

A. Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối NATO (1952).

B. Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ ba nước Đông Dương chống Pháp.

C. Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949).

D. Sự ra đời của khối NATO (1949) và Tổ chức Vácsava (1955).

Câu 8: Phong trào Đông Dương Đại hội trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam được mở đầu bằng sự kiện nào dưới đây?

A. Triệu tập và tổ chức thành công Đông Dương Đại hội.

B. Vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội.

C. Thành lập các Ủy ban hành động ở nhiều địa phương.

D. Đón phái đoàn của Quốc hội Pháp sang Đông Dương.

Câu 9: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải

A. tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

C. kết thúc chiến tranh Việt Nam, rút quân về nước.

D. tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược.

Câu 10: Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Câu 11: Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn (giữa thế kỉ XIX) dẫn đến sự rạn nứt khối đoàn kết dân tộc là

A. nghĩ ra nhiều thứ thuế và tăng cường thu nhiều loại thuế trong nhân dân.

B. “cấm đạo”, xua đuổi và xử tội giáo sĩ Tây vào truyền đạo Thiên Chúa.

C. thần phục triều đình nhà Thanh, nhưng lại xa lánh với các nước phương Tây.

D. Không thực hiện những cải cách, duy tân để đất nước phát triển đi lên.

Câu 12: Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là

A. nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

B. chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).

C. chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).

D. nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).

Câu 13: Yếu tố tác động đến xu thế liên kết khu vực trên thế giới nửa sau thế kỷ XX là sự

A. phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

B. xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.

C. xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của chủ nghĩa tư bản.

D. hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính - quân sự lớn.

Câu 14: Hai hệ thống phòng ngự do thực dân Pháp thiết lập nhằm xoay chuyển tình hình trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) là

A. các tuyến phòng ngự chiến lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. hai tuyến phòng thủ chính ở đồng bằng Bắc bộ và Trung du.

C. hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, “hành lang Đông – Tây”.

D. tuyến phòng thủ “boongke” ở Trung du và đồng bằng Bắc bộ.

Câu 15: Yếu tố nào dưới đây quyết định tính chất của Cách mạng tháng Hai, Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Giai cấp lãnh đạo cách mạng.

B. Phương thức giành chính quyền.

C. Lực lượng tham gia cách mạng.

D. Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.

Câu 16: Tổ chức nào dưới đây được coi là đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?

A. Tân Việt cách mạng đảng.

B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Việt Nam cách mạng đồng minh hội.

D. Việt Nam cách mạng đảng.

Câu 17: Tầng lớp tư sản Việt Nam đầu tiên ra đời có nguồn gốc từ

A. một số ít nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

B. những người đứng ra lập các hội buôn, cơ sở sản xuất.

C. những thành phần tiểu tư sản chuyển hướng kinh doanh.

D. một số ít địa chủ có tư tưởng tiến bộ chuyển hướng kinh doanh.

Câu 18: Trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, phương pháp đấu tranh của Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nước thức thời là

A. tiến hành cải cách, duy tân đất nước để tiến tới độc lập dân tộc.

B. tổ chức bạo động vũ trang chống Pháp để giành độc lập dân tộc.

C. thương lượng với thực dân Pháp để công nhận độc lập dân tộc.

D. kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang để giành độc lập dân tộc.

Câu 19: Một trong những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với đời sống loài người là

A. làm cho các quốc gia chú trọng khoa học – kĩ thuật hơn giáo dục.

B. làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.

C. làm thay đổi vị trí cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế.

D. làm cho các quốc gia đứng trước nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền.

Câu 20: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12-1920) vì đây là tổ chức

A. quan tâm ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa.

B. giúp đỡ trực tiếp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.

C. đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

D. chủ trương thành lập đảng cộng sản ở các nước thuộc địa.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp môn Lịch sử số 1 phát triển theo đề minh họa

Câu 21: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai không gặp phải khó khăn nào dưới đây?

A. Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

B. Các nước đế quốc Âu – Mỹ quay lại xâm lược các nước thuộc địa.

C. Nhật Bản, Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới.

D. Mỹ bắt tay hòa hoãn, thỏa hiệp với các nước lớn xã hội chủ nghĩa.

Câu 22: Từ đầu thập niên 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản có điểm tương đồng là

A. tăng trưởng nhanh chóng, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

B. bị Liên Xô, Trung Quốc và các nước công nghiệp mới (NICs) cạnh tranh gay gắt.

C. phát triển không ổn định nhưng vẫn giữ vị trí trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

D. phát triển mạnh, trở thành đối trọng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 23: Tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông không xuất phát từ lí do nào dưới đây?

A. Thế và lực của quân dân Việt đã lớn mạnh, đủ sức mở chiến dịch.

B. Tình hình quốc tế đã có nhiều thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.

C. Làm thất bại âm mưu của Pháp – Mĩ trong kế hoạch quân sự Rơve.

D. Gây sức ép với Pháp trên bàn đàm phán tại Hội nghị Giơnevơ.

Câu 24: Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống đầu tiên của cộng hòa Nam Phi (1994) đánh dấu

A. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

B. sự phân biệt, kì thị chủng tộc trên thế giới đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

C. Nam Phi là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.

D. chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại 3 thế kỷ ở Nam Phi.

Câu 25: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa gì?

A. Góp phần tạo nên sức mạnh vật chất, tinh thần để bảo vệ chế độ mới.

B. Tạo cơ sở thực lực để đàm phán và ký kết với Pháp Hiệp định Sơ bộ.

C. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.

D. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận Việt Nam.

Câu 26: Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930) phù hợp với

A. địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp.

B. quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về đường lối cách mạng vô sản.

C. số lượng và địa vị kinh tế của các giai cấp trong xã hội Việt Nam bấy giờ.

D. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 27: Đặc điểm nổi bật của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam khi tham gia vào phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925) là

A. đứng trên lập trường giai cấp đấu tranh kiên định để giải phóng dân tộc và giai cấp.

B. chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, kêu gọi nhân dân dùng hàng Việt, bài hàng ngoại.

C. nặng về quyền lợi giai cấp, coi trọng đòi quyền tự do, dân chủ, có tư tưởng thỏa hiệp.

D. đấu tranh vì quyền lợi dân tộc, giương cao chủ nghĩa “tam dân” của Tôn Trung Sơn.

Câu 28: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. làm xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây ở châu Âu.

B. buộc Mỹ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

C. góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

D. tạo cơ sở hình thành các liên minh kinh tế - quân sự.

Câu 29: Đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ 1986) đều có chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì

A. hai nước đều có điều kiện phát triển kinh tế thị trường.

B. tạo điều kiện cho kinh tế tư bản, tư nhân phát triển.

C. tận dụng được nhiều nguồn lực để phát triển đất nước.

D. thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Câu 30: Các tổ chức trong Mặt trận Việt Nam (1941 – 1945) ở Việt Nam được thành lập theo lứa tuổi, nghề nghiệp đều gọi là “Hội Cứu quốc” vì muốn

A. nhắc nhở người dân nhớ nhiệm vụ chính trị là cứu nước, giải phóng dân tộc.

B. nhắc nhở người dân chống lại âm mưu “chia để trị” của phát xít Nhật.

C. nhân dân thực hiện đúng chủ trương và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

D. người dân nhớ về bài học lịch sử “dựng nước phải đi đôi với giữ nước”.

Câu 31: Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh xâm lược ở Việt Nam (1954 – 1975) là

A. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.

B. ra sức chiếm đất, giành dân.

C. sử dụng quân đội đồng minh.

D. sử dụng quân đội Mĩ làm nồng cốt.

Câu 32: Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) quân đội Việt Nam thực hiện

A. đánh vào nơi tập trung binh lực mạnh nhất của thực dân Pháp.

B. đánh vào nơi tập trung binh lực đông nhất của thực dân Pháp.

C. lấy sức mạnh tinh thần thắng vũ khí hiện đại của phương Tây.

D. hành quân nghi binh và khoét sâu, đánh lấn, siết chặt vòng vây.

Câu 33: Trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển hiện nay, Đảng, Chính phủ chủ trương xây dựng hình ảnh Việt Nam với quốc tế như thế nào?

A. Là đối tác và đối tượng tin cậy của bàn bè quốc tế.

B. Là đối tác, là bạn của tất cả các nước trên thế giới.

C. Là đồng minh chủ chốt của các nước trên thế giới.

D. Là đối tác chiến lược toàn diện của quốc gia, dân tộc.

Câu 34: Một trong những điểm giống nhau giữa phong trào Cần vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam là về

A. phương thức gây dựng căn cứ chống Pháp.

B. thành phần lãnh đạo của phong trào.

C. chịu sự chi phối của chiếu Cần vương.

D. phương hướng là đều quay lại phong kiến.

Câu 35: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam không nêu khẩu hiệu hàng đầu là “người cày có ruộng” nhưng đông đảo nông dân vẫn tham gia tích cực vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

A. khát vọng độc lập, tự do là yêu cầu số một của giai cấp nông dân Việt Nam.

B. hình thức đấu tranh vũ trang có sức hút mạnh mẽ đối với đông đảo nông dân.

C. Cương lĩnh chính trị (1930) chủ trương thành lập chính quyền công – nông.

D. mục tiêu của cách mạng tháng Tám là nhằm xóa bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ.

Câu 36: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954), mục đích cao nhất của Đảng và Chính phủ Việt Nam khi mở các chiến dịch là đều

A. nhằm bảo vệ, củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

B. phá tan hoàn toàn âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp.

C. thay đổi tình hình trên chiến trường để đưa cuộc kháng chiến đi lên.

D. từng bước đẩy quân Pháp lâm vào khó khăn phải kết thúc chiến tranh.

Câu 37: Thực tiễn từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 ở Việt Nam là bước phát triển điển hình về sự kết hợp tác chiến giữa các binh đoàn chủ lực với

A. chiến tranh du kích và nổi dậy của quần chúng.

B. đấu tranh chính trị và chiến tranh du kích hiện đại.

C. chiến tranh du kích và chiến tranh chính qui hiện đại.

D. chiến tranh cách mạng giải phóng và giữ nước.

Câu 38: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam?

A. Các bên tham chiến đều phải thực hiện việc ngừng bắn để lập lại hòa bình.

B. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.

C. Là thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam, nhưng là thắng lợi chưa chọn vẹn.

D. Các nước đều phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 39: Một trong những điểm tương đồng giữa chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là

A. mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của nhân dân.

C. buộc Pháp phải chấp nhận đám phá kết thúc chiến tranh.

D. làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Pháp.

Câu 40: Từ thực tiễn các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc cho thấy: tư tưởng và nghệ thuật quân sự truyền thống của nhân dân Việt Nam là

A. “lấy sức mạnh toàn dân thắng vũ khí hiện đại”.

B. “lấy sức mạnh chính trị thắng sức mạnh quân sự”.

C. “lấy nhiều đánh ít”, “lấy yếu thắng mạnh”.

D. “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”.

- HẾT -

Đừng quên còn rất nhiều tài liệu đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sử của các trường THPT, các Sở GD&ĐTđang đợi các em khám phá nhé!

Đáp án

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
1D2A3C4D5C
6A7D8C9D10A
11B12C13A14C15D
16B17B18B19B20A
21C22C23D24D25A
26A27C28C29C30A
31B32A33B34A35A
36C37A38C39A40C

Trên đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Sử năm 2020 lần 2 vừa ra của THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) mà các em có thể tham khảo và thử sức làm tại nhà. Mong rằng những nội dung này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM