Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Văn số 23

Xuất bản: 22/06/2020 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Văn có đáp án số 23 với đề nghị luận Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn

Mục lục nội dung

Cùng làm đề thi thử môn Văn năm 2020 số 23 để rèn luyện thêm các dạng câu hỏi và kiến thức đã được học để rèn luyện cho kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian là đáng tiếc trong quá trình làm bài thi.

Thử sức với đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ văn số 23 này rồi đối chiếu đáp án tham khảo dưới đây:

Đề thi thử môn Văn năm 2020 số 23

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ nào đó. Cơ hội luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rủi ro hoặc thất bại tạm thời. Đó là lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình, Gục ngã hoàn toàn sau thất bại đầu tiên và không bao giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra rằng, đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.

Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoặt may mắn. Dù không thể phủ nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn sẽ luôn thất vọng. Bước ngoặt duy nhất mà bất kì ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do chính họ tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cho mình,

Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biển cơ hội thành hiện thực nghĩa là bạn sẵn lòng làm những công việc, từ đơn giản nhất, và cố gắng hoàn thành chủng một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng phút giây quý báu của mình và làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm của bạn.

Những việc lớn lao thường tiềm ẩn và bắt đầu từ những cơ hội nhỏ nhặt mà chỉ người can đảm, kiên nhẫn mới có thể nhìn thấy. Nếu bỏ lỡ hoặc không nhận ra cơ hội trong quá khứ thì bạn sẽ khó lòng nắm bắt được cơ hội trong tương lai, khi chúng ngụy trang dưới những dạng thức khác nhau. Khi biết tận dụng cơ hội nhỏ nhất thì nhưng cơ hội lớn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên, và bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được chúng.

(Không gì là không thể, George Matthew Adams -

NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr 60.61)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là gì?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả quan niệm thế nào về vai trò của yếu tố may mắn đối với thành công của con người?

Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa cơ hội nhỏ và cơ hội lớn được đề cập trong đoạn trích.

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới". Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Henry Ford từng nói: "Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn".  Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.

Câu 2. (5.0 điểm)

"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…

(“Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm", 
SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD Việt Nam 2019).

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ việc cảm nhận đoạn thơ hãy liên hệ với trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

HẾT

Đáp án

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1: Lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là: cơ hội thường núp dưới cái bóng của sự rủi ro hoặc thất bại tạm thời.

Câu 2

: Quan niệm của tác giả về vai trò của yếu tố may mắn đối với thành công của con người đó là: không thể phủ nhận sự may mắn nhưng may mắn không phải là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với thành công của con người.

Câu 3: Mối quan hệ giữa cơ hội nhỏ và cơ hội lớn được đề cập trong đoạn trích là:

- Cơ hội lớn thường tiền ẩn và bắt đầu từ những cơ hội nhỏ.

- Khi biết tận dụng những cơ hội nhỏ thì cơ hội lớn sẽ đến một cách tự nhiên.

Câu 4: Đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, sau đó đưa ra lập luận lý giải.

Ví dụ: Đồng tình với quan điểm của tác giả: "đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới" vì sau mỗi vấp ngã chúng ta luôn trưởng thành hơn, chính những vấp ngã, thất bại cho bạn cơ hội nhìn nhận lại bản thân và mọi thứ, để điều chỉnh, thích nghi hoặc tìm một con đường riêng giúp chính mình bứt phá hay sống trọn vẹn hơn. Chỉ cần giữ được lửa nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ dám làm, bạn sẽ từng bước đi đến tận cùng mục tiêu của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

* Xác định yêu cầu

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp; móc xích hoặc song hành…

- Xác định đúng vấn đề nghị luận, đảm bảo các nội dung sau:

1. Giải thích:

- Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn, điều ấy có nghĩa là: thất bại chính là cơ hội rất tốt để ta bắt đầu làm lại khi đã có kinh nghiệm hơn, sẽ không lặp lại sai lầm trước để dẫn đến thất bại. Đó là sự khởi đầu mới thông minh hơn trước, con đường đến với thành công sẽ càng gần hơn.

2. Phân tích, chứng minh mặt đúng, biểu hiện sai trái có liên quan:

- Đây là một tư tưởng đúng đắn:

+ Thất bại có thể là do bản thân ta chưa làm đúng, thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự nỗ lực,...(lấy dẫn chứng và phân tích). Thất bại cũng có thể do các yếu tố khách quan bên ngoài (lấy dẫn chứng và phân tích).

+ Thất bại không phải là sự kết thúc. Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn: Thất bại sẽ đem đến cho ta những bài học về nguyên nhân thất bại (...là cơ hội...). Khắc phục những nguyên nhân ấy thì có nghĩa là ta đã bắt đầu lại với nhiều kinh nghiệm hơn (...một cách thông minh hơn trước) (lấy dẫn chứng và phân tích - thất bại là mẹ thành công).

+ Chỉ khi nào biết vươn lên sau thất bại, ta mới có thể đạt được những gì mình mong muốn, thực hiện được những khát vọng của bản thân.

- Biểu hiện tiêu cực sau thất bại: Nếu thất bại mà lại thất vọng, bi quan, chán nản thì ta dễ bỏ cuộc và sẽ chẳng đạt được bất cứ thành công nào hết (lấy dẫn chứng và phân tích ngắn gọn).

3. Bình luận và bài học cho bản thân:

- Câu nói khuyên mỗi người rằng, thất bại là chuyện thường tình trong cuộc sống (...đơn giản chỉ là...). Hãy dũng cảm đối diện với thất bại, biến nó thành một cơ hội tốt để ta sửa chữa. Chính thất bại sẽ giúp chúng ta đạt được thành công.

Tài liệu tham khảo thêm: Đoạn văn giải thích ý nghĩa Thất bại là mẹ thành công

Câu 2.

I/ Mở bài : 

- Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”.

- Dẫn dắt vào đoạn thơ yêu cầu: đoạn trích có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu là đoạn thơ sau : ( chép đoạn thơ vào)

II/ Thân bài :

1/ Khái quát về chương “Đất Nước”, đoạn thơ :

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung trường ca “Mặt đường khát vọng” …

- Nêu kết cấu trường ca “Mặt đường khát vọng” , vị trí , nội dung, bố cục đoạn trích “Đất Nước”, vị trí đoạn thơ ở đề bài.

- Nêu ý chính của đoạn thơ : Cảm nhận của tác giả về đất nước nhìn từ góc độ hiện tại.

2/ Phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ :

a/ Hai câu thơ đầu: tác giả khẳng định đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người.

b/ Bốn câu thơ tiếp , tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước.

- Bốn câu thơ liên kết theo mối quan hệ nhân – quả . Đặt vào hoàn cảnh lịch sử năm 1971 tác phẩm ra đời để giải thích

- Khẳng định: có tinh thần đoàn kết, dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất, vẹn toàn.

c/ Ba câu thơ tiếp: diễn tả về tương lai của đất nước.

- Cách nói ẩn dụ: “mai này” khi đất nước không còn giặc ngoại xâm, không còn chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại”.

- Nhà thơ đã gợi ra trách nhiệm của thế hệ hôm nay: phải thức tỉnh, phải đoàn kết để đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời, tác giả đặt niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đặt niềm tin vào thế hệ sau.

d/ Bốn câu thơ cuối : nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người

- Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm.

- Nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người (nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước.

Qua nội dung trên các em liên hệ với trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

III/ Kết bài : Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, liên hệ hoàn cảnh sáng tác nêu ý nghĩa đoạn thơ.

Xem thêm tài liệu văn mẫu: Phân tích một đoạn thơ trong bài Đất Nước

-/-

Trên đây là mẫu đề thi thử môn Văn THPT Quốc Gia 2020 số 23 với những dạng bài thường gặp trong đề thi được ra. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT quốc gia môn Văn khác được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em học và thi thật tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM