Đề thi thử tốt nghiệp môn sử 2024 liên trường Nghệ An lần 2

Xuất bản: 15/04/2024 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp môn sử 2024 liên trường Nghệ An lần 2 có đáp án dành riêng cho các em học sinh lớp 12 lưu lại và thử sức tại nhà.

Bạn đang muốn tìm các bộ đề thi thử sử tốt nghiệp ôn luyện tại nhà? Để giúp các em lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sử tốt hơn thì Đọc tài liệu đã sưu tầm cho các em đề khảo sát, đánh giá chất lượng môn sử của khối liên trường Nghệ An lần 2

Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm với kiến thức trọng tâm trong chương trình lớp 12. Cấu trúc đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn lịch sử này được bám sát với cấu trúc đề thi minh họa mà Bộ GD đã công bố.

Mời các em cũng tham khảo đề thi dưới đây:

Đề thi thử tốt nghiệp môn sử 2024 lần 2 liên trường Nghệ An

Câu 1: Một trong những phong trào mà nhân dân miền Nam tiến hành trong giai đoạn 1954 - 1960 là

A. Duy tân.

B. Đồng Khởi.

C. Bình dân học vụ.

D. Tuần lễ vàng.

Câu 2: Mĩ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 vào địa phương nào sau đây?

A. Quảng Trị, Quảng Bình.

B. Thanh Hóa, Nghệ An.

C. Hà Nội, Hải Phòng.

D. Huế, Đà Nẵng.

Câu 3: Năm 1941, sau khi trở về nước Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa phương nào sau đây để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

A. Lạng Sơn.

B. Hải Phòng.

C. Hà Nội.

D. Cao Bằng.

Câu 4: Từ năm 1991 đến 2000, quốc gia nào sau đây thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

A. Trung Quốc.

B. Liên Xô.

C. Mĩ

D. Nhật Bản.

Câu 5: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự đối lập về

A. thành quả sau chiến tranh.

B. mục tiêu và chiến lược.

C. chính sách đối nội và đối ngoại.

D. tình thế sau chiến tranh.

Câu 6: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ là

A. Ấp Bắc.

B. Thượng Lào.

C. Thất Khê.

D. Tây Bắc.

Câu 7: Năm 1950, quốc gia nào sau đây ở châu Á tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa ?

A. Nam Phi.

B. Pháp.

C. Ấn Độ.

D. Việt Nam.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) bùng nổ dưới ảnh hưởng của

A. Chiếu khuyến nông.

B. Chiếu dời đô.

C. Chiếu Cần vương.

D. Chiếu khuyến học.

Câu 9: Đến năm 1950, nền kinh tế các nước Tây Âu

A. phát triển thần kì.

B. khủng hoảng trầm trọng.

C. cơ bản được phục hồi.

D. trì trệ, kém phát triển.

Câu 10: Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là

A. sự nhất trí hoàn toàn của các nước trong Đại hội đồng.

B. không chạy đua vũ trang giữa các nước Tây Âu và Đông Âu

C. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. đảm bảo sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.

Câu 11: Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) bị xóa bỏ tại

A. Nam Phi.

B. Xingapo.

C. Thái Lan.

D. Mêhicô

Câu 12: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực là một trong những biểu hiện của

A. xu thế toàn cầu hóa.

B. chủ nghĩa li khai.

C. chiến tranh lạnh.

D. chiến tranh thế giới 2.

Câu 13: Tháng 5 - 1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đã đề ra kế hoạch nào sau đây?

A. Đờ lát đơ tát xi nhi.

B. Na va.

C. Rơ ve.

D. Xtalây- Tây lo.

Câu 14: Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại

A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. Hội đồng tương trợ kinh tế.

D. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Câu 15: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Đức.

D. Pháp.

Câu 16: Năm 1921, để đưa đất nước vượt qua khó khăn, nước Nga đã thực hiện

A. chiến lược kinh tế hướng nội.

B. chiến lược cam kết và mở rộng.

C. chiến lược kinh tế hướng ngoại.

D. chính sách kinh tế mới.

Câu 17: Cuộc đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) là một trong những hoạt động tiêu biểu của giai cấp nào sau đây?

A. Tiểu tư sản.

B. Công nhân.

C. Nông dân.

D. Địa chủ.

Câu 18: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã hưởng ứng tham gia phong trào

A. bình dân học vụ.

B. tăng gia sản xuất”.

C. chấn hưng hàng nội.

D. bài trừ hàng ngoại.

Câu 19: “ Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường ” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào sau đây?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Chiến tranh cục bộ.

D. Chiến tranh đơn phương.

Câu 20: Tổ chức cách mạng nào sau đây được thành lập ở Việt Nam vào tháng 12 - 1927?

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. An Nam Cộng sản đảng.

Câu 21: Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã

A. kết thúc quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta.

B. chấm dứt tình trạng tranh giành ảnh hưởng giữa các tổ chức cách mạng.

C. đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

D. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu 22: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A. xung đột quyền lợi giữa các nước trong trật tự hai cực Ianta.

B. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.

C. sự bất mãn của các nước đế quốc trẻ đối với nước Anh.

D. Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Mĩ ở Trân Châu cảng.

Câu 23: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh

A. diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở các nước tư bản.

B. xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

C. quan hệ Xô - Mĩ từ đối đầu chuyển sang đối thoại.

D. thế giới xuất hiện xu thế liên kết, hợp tác khu vực.

Câu 24: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là do

A. Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, vận dụng sáng tạo lí luận chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam.

B. sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

C. sự phối hợp, đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

D. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 25: Một trong những nhân vật tiêu biểu trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là

A. Phan Châu Trinh.

B. Nguyễn Thiện Thuật.

C. Tống Duy Tân.

D. Hoàng Hoa Thám.

Câu 26: Một trong những điều kiện thuận lợi để Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là

A. Mĩ từng bước can thiệp và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

C. Thực dân Pháp chuẩn bị mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai.

D. Trung Quốc, Liên Xô lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?

A. Thực hiện tổng tuyển cử.

B. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.

C. Mở các lớp dạy chữ quốc ngữ.

D. Thành lập các đội tự vệ đỏ.

Câu 28: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 là liên minh chặt chẽ với

A. Trung Quốc.

B. Mĩ.

C. Hàn Quốc.

D. Anh.

Câu 29: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) bộc lộ mâu thuẫn giữa

A. tập trung với phân tán.

B. phương tiện chiến tranh với lực lượng tại chỗ.

C. mục đích chính trị với biện pháp xâm lược.

D. tham vọng với khả năng thực hiện.

Câu 30: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 của quân và dân ta là

A. thắng lợi quân sự quyết định buộc kẻ thù công nhận quyền thống nhất.

B. thắng lợi quân sự quyết định buộc kẻ thù phải ký kết các hiệp định với ta.

C. thắng lợi quân sự quyết định buộc kẻ thù phải rút quân về nước.

D. thắng lợi quân sự quyết định buộc kẻ thù phải kết thúc cuộc chiến tranh.

Câu 31: Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng tác động của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đối với phong trào công nhân Việt Nam?

A. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn.

B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

C. Các cuộc đấu tranh đã vượt khỏi phạm vi một xưởng, bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

D. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

Câu 32: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm chung là

A. từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên tổng khởi nghĩa.

B. từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng.

C. có hậu phương cách mạng vững chắc và lớn mạnh.

D. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.

Câu 33: Sự kiện nào được xem là tiếng chuông thức tỉnh quyền dân tộc của các dân tộc bị áp bức nói chung, của nhân dân Việt Nam nói riêng?

A. Pháp lưu đày Phan Châu Trinh, kết án tử hình vắng mặt Phan Bội Châu (1925).

B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề

thuộc địa” của Lênin” (1920).

C. Thực dân Pháp đàn áp phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908).

D. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vecxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” (1919)

Câu 34: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta?

A. Làm cho kế hoạch Na va bước đầu bị phá sản.

B. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Na va.

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

D. Buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 35: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), với việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, Việt Nam đã phát huy cao nhất

A. tiềm lực của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

B. sự hỗ trợ của nhân loại tiến bộ đối với cuộc kháng chiến.

C. sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

D. sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Câu 36: Kết quả cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 đã chứng tỏ đấu tranh ngoại giao có vai trò

A. thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ thắng lợi.

B. quyết định trong việc giữ vững thành quả cách mạng.

C. quyết định đến thắng lợi quân sự trên chiến trường cả nước.

D. quyết định đến thắng lợi của mặt trận kinh tế, văn hóa.

Câu 37: Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng sáng tạo trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 là

A. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

B. kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao.

C. xây dựng hậu phương vững mạnh.

D. xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Câu 38: Một trong những đặc điểm nổi bật của Cách mạng tháng Tám 1945 là

A. sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao.

B. mang tính nhân văn sâu sắc.

C. đi từ du kích chiến lên vận động chiến.

D. sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy của quần chúng.

Câu 39: Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 - 1930) là

A. xác định giai cấp nông dân là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

B. xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến.

C. đề ra nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc Pháp, phát xít Nhật.

D. đánh giá đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, trí thức.

Câu 40: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đều diễn ra

A. trong bối cảnh xu thế liên kết khu vực phát triển mạnh mẽ.

B. trong bối cảnh sự đối đầu Đông - Tây diễn ra gay gắt, căng thẳng.

C. bối cảnh quan hệ Mĩ - Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

D. trong thời kì phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

--- Hết ---

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn sử 2024 lần 2 liên trường Nghệ An

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
1B11A21D31B
2C12A22B32D
3D13C23D33D
4C14D24A34A
5B15D25A35C
6A16D26D36B
7C17A27A37A
8C18B28B38B
9C19C29C39D
10C20C30B40B

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã giới thiệu đến các em mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn sử trường THPT Thông Nguyên, Hà Giang. Đừng quên tham khảo các mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT môn sử 2024 khác nữa nhé!

[CẬP NHẬT]: Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT năm trước

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM