Đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa năm 2020 chuyên Hưng Yên lần 4 (có đáp án)

Xuất bản: 03/08/2020 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Hóa có đáp án của trường chuyên Hưng Yên dành cho các em học sinh 12 tham khảo.

Mục lục nội dung

Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020 dành cho học sinh lớp 12 của trường chuyên Hưng Yên vừa ra, đây chắc chắn là một tài liệu hữu ích giúp em ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa.

Chi tiết đề thi thử môn Hóa như sau:

Đề thi

Câu 41: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?

A. Etyl axetat.

B. Chất béo.

C. Este no, đơn chức.

D. Muối.

Câu 42: Một trong những nguyên nhân chính gây ra suy giảm tầng ozon là do

A. sự tăng nồng độ khí CO2.

B. quá trình sản xuất gang thép.

C. mưa axit.

D. hợp chất CFC (freon).

Câu 43: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và

A. CH3CHO.

B. CH3COOH.

C. C2H5OH.

D. HCOOH.

Câu 44: Hợp chất sắt(III) nitrat có công thức là

A. Fe(NO3)3.

B. FeSO4.

C. Fe2O3.

D. Fe(NO3)2

Câu 45: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Glyxin.

B. Anilin.

C. Valin.

D. Metylamin.

Câu 46: Trong công nghiệp, AI được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất nào?

A. Al2O3.

B. Al2(SO4)3.

C. AICI3.

D. NaAIO2.

Câu 47: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 giải phóng khí và tạo kết tủa màu xanh?

A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Na.

Câu 48: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CF2=CF2.

B. CH2=CHCI.

C. CH2=CH-CH=CH2.

D. CH2=CH2.

Câu 49: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe2O3.

B. FeSO4.

C. Fe(OH)3.

D. Fe3O4.

Câu 50: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2?

A. Fe.

B. Au.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 51: Chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. NaCl.

B. Na2CO3.

C. HCI.

D. Ca(OH)2.

Câu 52: Chất nào sau đây dễ bị nhiệt phân?

A. NaOH.

B. NaHCO3.

C. Na2O.

D. Na2CO3.

Câu 53: Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?

A. HCI.

B. Na2SO4.

C. NaOH.

D. Na2CO3.

Câu 54: Không thể điều chế kim loại nào sau đây bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ag.

B. Fe.

C. Al.

D. Cu.

Câu 55: Hòa tan hết a gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5a gam muối khan. Kim loại trên là:

A. Cu.

B. Fe.

C. Mg.

D. Zn.

Câu 56: Cho m gam oxit sắt từ vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,02 mol NO và 0,01 mol N2O. Giá trị của m là:

A. 35,7 gam.

B. 27,45 gam.

C. 36,3 gam.

D. 32,48 gam.

Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch Na2CO3 tạo khí với dung dịch HCl.

B. Có thể dùng muối Na2CO3 để làm mềm nước cứng.

C. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.

D. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.

Câu 58: Chất X là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, có cải đường và hoa thốt nốt. Thủy phân X thu được chất Y. Trong mật ong Y có tới 40% làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Saccarozơ và glucozơ.

B. Xenlulozơ và glucozơ.

C. Saccarozơ và fructozơ.

D. Xenlulozơ và fructozơ.

Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Phân tử lysin có 6 nguyên tử cacbon.

B. Hợp chất Ala-Gly có phân tử khối là 146.

C. Hợp chất Ala-Gly có phản ứng màu biurê.

D. Etylamin là chất khí, mùi khai khó chịu.

Câu 60: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

câu 60 đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa năm 2020 chuyên Hưng Yên lần 4

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O.

B. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) → Na2CO3 + CH4.

C. CH3NH3Cl + NaOH  →  NaCl + CH3NH2 + H2O.

D. C2H5OH → C2H4 + H2O.

Câu 61: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ca(NO3)2 và NH4Cl.

B. Na2S và HCl.

C. NaHSO4 và NaOH.

D. Ba(NO3)2 và H2SO4.

Câu 62: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46° (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 4,5kg.

B. 5,4kg.

C. 6,0kg.

D. 5,0kg.

Câu 63: Cho 0,1 mol alanin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y, làm bay hơi dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 14,025 gam

B. 8,775 gam.

C. 11,10 gam.

D. 19,875 gam.

Câu 64: Số este có công thức phân tử C5H10O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 65: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

X (este no mạch hở) + 2NaOH → X1 + X2 + X3.

X1 + H2SO4 → X4 (axit ađipic) + Na2SO4.

X2 + CO → X5.

X3 + X5 → X6 (este có mùi chuối chín) + H2O.

Phát biểu sau đây sai?

A. Phân tử khối của X5 là 60.

B. Phân tử khối của X là 230.

C. Phân tử khối của X6 là 130.

D. Phân tử khối của X3 là 74.

Xem thêm tài liệu thi thử hóa 2020 khác: Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa 2020 chuyên Vinh lần 3

Câu 66: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 300.

B. 150.

C. 100.

D. 200.

Câu 67: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là:

A. 17,96.

B. 16,12.

C. 19,56.

D. 17,72.

Câu 68: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đồng trùng hợp axit terephtalic và etylen glicol, thu được tơ lapsan.

B. Trùng hợp metyl metacrylat, thu được Poli(metyl metacrylat).

C. Tơ là vật liệu poline hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

D. Nilon-6,6 là poline tổng hợp.

Câu 69: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 17,80 gam.

B. 18,24 gam.

C. 16,68 gam.

D. 18,38 gam.

Câu 70: Cho dãy các chất: HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số chất trong dây phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân nóng chảy NaCl.

(b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.

(e) Hòa tan hỗn hợp Fe, FeO trong dung dịch HCl.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 72: Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3 thu được (a+b)/7 mol khí CO2 và dung dịch X. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Na2CO3 và b mol NaOH thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất tan trong 2 dung dịch X và Y là 59,04gam. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 là

A. 15,76

B. 19,70

C. 23,64

D. 29,55

Câu 73: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp bột kim loại và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Thời gian điện phân gần nhất với?

A. 23161 giây.

B. 24126 giây.

C. 22194 giây.

D. 28951 giây.

Câu 74: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.

Cho các nhận định sau:

(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH.

(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.

(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.

(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số nhận định đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 75: Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

câu 75 đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa năm 2020 chuyên Hưng Yên lần 4

Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 51,08%.

B. 42,17%.

C. 45,11%.

D. 55,45%.

Câu 76: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.

(b) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

(c) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.

(d) Một số polime như polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.

(e) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.

(g) Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 77: Cho hỗn hợp X gồm axetilen và etan (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng ở nhiệt độ cao, thu được một hỗn hợp Y gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với hiđro là 58/7. Nếu cho 0,7 mol hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:

A. 0,3

B. 0,5

C. 0,4

D. 0,25

Câu 78: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng F với CuOthu được hỗn hợp chứa 2 andehit, lấy toàn bộ hỗn hợp 2 andehit này tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là.

A. 6,86 gam

B. 7,28 gam

C. 7,92 gam

D. 6,64 gam

Câu 79: Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là

A. 6,48 gam.

B. 4,86 gam

C. 2,68 gam.

D. 3,24 gam.

Câu 80: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác 27,2 gam E phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 44,525.

B. 39,350.

C. 42,725.

D. 38,225

Hết

Vậy là Đọc tài liệu đã gửi tới các em đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Hóa có đáp án của chuyên Hưng Yên lần thứ tư, đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc đề thi hóa mọi năm và chuẩn theo nội dung mà Bộ đã đề ra sau tinh giảm chương trình năm học 2019-2020, hãy làm thử đề thi trong 50 phút rồi so sánh với đáp án phía dưới.

- Xem thêm trọn bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 tất cả các môn - 

Đáp án

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
41B42D43C44A45D
46A47D48C49B50A
51B52B53A54C55C
56D57D58C59C60D
61A62A63D64B65D
66A67D68A69A70B
71D72C73A74C75C
76B77B78B79A80C

Trên đây là một tài liệu đề thử tốt nghiệp THPT môn Hóa 2020 có đáp án kèm theo khá sát cấu trúc Bộ GD&ĐT đưa ra, đừng quên còn rất nhiều đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa đang đợi các em khám phá nữa nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM