Đề thi thử tốt nghiệp 2023 môn hóa lần 1 trường Kim Sơn A

Xuất bản: 07/03/2023 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp 2023 môn Hóa lần 1 trường Kim Sơn A, Ninh Bình có đáp án giúp các em thử sức và luyện đề thi thử ngay tại nhà vô cùng đơn giản.

Mục lục nội dung

Thử sức với mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa trường Kim Sơn A là một đề thi cơ bản, đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT.

Hãy thử sức ngay với đề thi thử THPT Quốc gia này:

Đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa 2023 lần 1 trường Kim Sơn A

Mã đề 023

Câu 1: Este etyl axetat có công thức phân tử là

A. C4H8O2.

B.C4H6O2.

C.C3H6O2.

D.C5H10O2.

Câu 2: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH2=CHCOONa và CH3OH.

B.CH3COONa và CH2=CHOH.

C. CH3COONa và CH3CHO.

D.C2H5COONa và CH3OH.

Câu 3: Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là

A. C2H3COOH.

B.HCOOH.

C.C15H31COOH.

D.C2H5COOH.

Câu 4: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ.

B.Chất béo.

C.Saccarozơ.

D.Xenlulozơ.

Câu 5: Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Saccarozơ.

B.Fructozơ.

C.Fructozơ.

D.Glucozơ.

Câu 6: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là

A. [C6H7O2(OH)3]n.

B.[C6H5O2(OH)3]n.

C.[C6H7O3(OH)2]n.

D.[C6H8O2(OH)3]n.

Câu 7. Trong các amin sau, amin nào có lực bazơ yếu nhất?

A. đimetylamin.

B.metylamin.

C.etylamin.

D.phenylamin.

Câu 8. Cho A có công thức CH3-CH(NH2)-COOH. Tên của A là:

A. Axit glutamic.

B.Alanin.

C.Valin.

D.Glyxin.

Câu 9. Chất có phản ứng màu biure là

A. Tinh bột.

B.Saccarozơ.

C.Tetrapeptit.

D.Chất béo.

Câu 10. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với chất nào sau đây thu được polime dùng sản xuất cao su buna-S?

A. Isopren.

B.Lưu huỳnh.

C.Vinyl xianua.

D.Stiren.

Câu 11. Tơ nào sau đây có nguồn gốc xenlulozơ?

A. Tơ visco.

B.Tơ tằm.

C.Tơ nilon-6.

D.Tơ nitron.

Câu 12: Trong số các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

A. Cu.

B.Fe.

C.Al.

D.Au.

Câu 13: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Al thành Al3+?

A. Fe.

B.Al3+.

C.Cu2+.

D.Mg2+.

Câu 14: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A. Ba

B. K

C. Ca

D. Cu

Câu 15: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. CuSO4.

B.MgCl2.

C.FeCl3.

D.AgNO3.

Câu 16:

Kim loại có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3 là

A. Fe.

B.Na.

C.Cu.

D.Ni.

Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong 130 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,48.

B.9,8.

C.9,4.

D.16,08.

Câu 18. Cho 13,00 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (hiệu suất phản ứng tráng bạc đạt 80%), khối lượng kết tủa bạc (gam) thu được là

A. 7,80.

B.6,24.

C.15,60.

D.12,48.

Câu 19. Phát biểu nào về cacbohiđrat là không đúng?

A. Khi thuỷ phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit.

B. Glucozơ kém ngọt hơn so với saccarozơ.

C. Amilopectin và xenlulozơ đều là polisaccarit.

D. Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

Câu 20. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

A. C6H5NH2.

B.CH3CH2NHCH3.

C.(CH3)3N.

D.CH3NHCH3.

Câu 21. Cho 17,64 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 20,28.

B.22,92.

C.22,20.

D.26,76.

Câu 22. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Một trong số vật liệu đó là tơ nilon–6. Công thức của tơ nilon–6 là

A. –(–NH[CH2]5CO–)n–.

B.–(–CH2CH=CHCH2–)n–.

C. –(–NH[CH2]2CO–)n–.

D.–(–NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO–)n–.

Câu 23. Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg, Al và Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 40,5.

B.45,5.

C.68.

D.60,5.

Câu 24. Ngâm 1 thanh kim loại Cu có khối lượng 20 gam vào trong 250 gam dung dịch AgNO3 6,8% đến khi lấy thanh Cu ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch là 12,75 gam. Khối lượng thanh Cu sau phản ứng là:

A. 25,7

B.14,3

C.21,9

D.21,1

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hiđro hóa hoàn toàn dầu thực vật ta được bơ nhân tạo ở trạng thái rắn.

B. Metyl axetat là nguyên liệu tổng hợp thủy tinh hữu cơ.

C. Phenyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.

D. Đun nóng mỡ động vật với dung dịch Ca(OH)2 ta được xà phòng.

Câu 26. Khi nói về kim loại, phát biểu sai là:

A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

B.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.

D.Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li

Câu 27. Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.

B. Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô.

C. Nhung thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl.

D. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.

Câu 28. Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng?

A. Benzylamoni clorua.

B.Glyxin.

C.Metylamin.

D.Metyl fomat.

Câu 29. Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Giá trị của m là

A. 2,8.

B.5,6.

C.3,04.

D.6,08.

Câu 30. Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 5

B.4

C.3

D.2

Câu 31. Hỗn hợp X gồm bốn hợp chất hữu cơ đều có công thức phân tử là C3H9NO2. Cho hỗn hợp X phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được 1344 ml (đktc) hỗn hợp khí Y mùi khai có tỉ khối hơi so với hiđro là 17,25 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 5,67 gam

B.4,17 gam

C.5,76 gam

D.4,71 gam

Câu 32. Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Tính khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H2SO4 loãng. (Giả sử axit lấy vừa đủ để tạo muối trung hòa)?

A. 70,2 gam

B. 50,6 gam

C. 45,7 gam

D. 35,1 gam

Câu 33. Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch X (không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch X thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Fe.

B.Mg.

C.Al.

D.Cu

Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong lượng nước dư.
(b) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(c) Cho FeCl2 vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 (loãng) thấy có khí bay ra.
(d) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe.
(e) Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra sự ăn mòn điện hóa.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là

A. 2.

B.1.

C.3.

D.4.

Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.
(b) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(d) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.
(e) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3.

B.4.

C.5.

D.2.

Câu 36. Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số nhận định đúng là

A. 5.

B.2.

C.3.

D.4.

Câu 37: Cho Z là este tạo bởi rượu metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử của Y có 8 nguyên tử hiđro.
(2) Y là axit no, đơn chức, mạch hở.
(3) Z có đồng phân hình học
(4) Số nguyên tử cacbon trong Z là 6.
(5) Z tham gia được phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 0.

C. 2.

D. 3.

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,35 mol Mg, 0,1 mol Fe, MgCO3 và Mg(NO3)2 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 1,49 mol NaHSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y chỉ chứa 198,21 gam các muối trung hòa và 0,3 mol hỗn hợp khí Z gồm 4 khí không màu không hóa nâu trong không khí và có tỉ khối so với hidro là 539/30. Cho dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch Y, sau đó lấy lượng kết tủa đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol N2 trong hỗn hợp khí Z là

A. 0,01 mol.

B.0,02 mol.

C.0,03 mol.

D.0,04 mol.

Câu 39: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3
(2) Cho dung dịch KHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(3) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch nước Br2.
(4) Nước ép quả nho chín cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t°.
(5) Nhỏ dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl2.
(6) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm đựng anilin.
Sau phản ứng hòa toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 5

B.2

C.4

D.3

Câu 40: Hợp chất X có công thức C12H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2.
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.
(d) X2 + X3 → X5 + H2O
Có các phát biểu:
(1) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 cho 7 mol CO2.
(2) Các chất X1, X2, X3 đều tác dụng được với Na.
(3) Phân tử khối của X5 bằng 222.

(4) Các chất X3 và X4 đều là hợp chất đa chức.
(5) Phản ứng (c) thuộc loại phản ứng trùng hợp.
(6) Phân tử X5 có 3 liên kết π.
Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp 2023 môn hóa lần 1 trường Kim Sơn A

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1A11A21D31A
2A12A22A32B
3C13C23C33B
4A14D24C34B
5A15B25A35A
6A16B26C36C
7D17A27D37A
8B18D28C38B
9C19A29D39C
10D20A30D40C

-/-

Xem thêm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia, đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2023 của các trường THPT trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM