Đề thi thử THPTQG 2019 môn Ngữ Văn tỉnh Ninh Bình lần 2

Xuất bản: 16/05/2019 - Cập nhật: 25/06/2019 - Tác giả:

Đáp án đề thi thử Văn THPT quốc gia năm 2019 tỉnh Ninh Bình lần 2 giúp các em ôn luyện thêm một dạng đề thi dành cho môn ngữ văn tốt nhất

Mục lục nội dung

>>> CẬP NHẬT: Đáp án Văn THPTQG 2019

Để ôn luyện môn Văn thi THPT Quốc gia tốt nhất thì Đọc tài liệu xin gửi tới các em đề thi thử lần 2 của tỉnh Ninh Bình để làm tài liệu ôn tập em nhé!

Đề thi thử Văn THPTQG 2019 tỉnh Ninh Bình lần 2

SỞ GDĐT TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN THỨ II - NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Đề thi gồm 06 câu, 02 trang

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng. Kết quả của quá trình đó là tính chính xác của vấn được làm sáng tỏ (...) .

Với sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc. Trang bị tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mạng mang lại (...)

Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan. Một tấm ảnh chụp bộ xe hơi đồ chơi đăng tải cũng có thể khiến dư luận dậy sóng truy tìm chủ nhân các “siêu xe”. Một thông tin xào nấu từ bài báo cũ, thêm thắt chi tiết bạo lực, cũng được lan truyền gây hoang mang sợ hãi. Những tin đồn về cái chết của ai đó, dù họ vẫn sống, được chia sẻ mà không cần suy nghĩ.

Trở thành một cư dân mạng (netizen), khá đông người trẻ rơi vào một trong hai thái cực: Hoặc vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, chúng ta đã tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ “ném đá tập thể” đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Hoặc trường hợp thứ hai, chúng ta trở thành chính các cá nhân mạnh mẽ có thể dẫn dắt đám đông, gây nên những cuộc tranh cãi ồn ào, Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong cuộc chiến”. Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào bẫy ngụy biện.

(Theo “Văn hóa phản biện trong thời mạng xã hội”, Tri thức trẻ, 02/12/2017)

Câu 1: Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là gì?

Câu 2: Tại sao tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là “bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích?

Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Ngày nay, “cư dân mạng đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trên một số tờ báo (nhất là báo/trang tin điện tử), mệnh đề “cư dân mạng bức xúc”, “cư dân mạng xôn xao”, “cư dân mạng phát sốt”,...đang được sử dụng rộng rãi, đôi khi được coi là đại diện cho dư luận xã hội.

Theo anh/chị, cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính hay không? (Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 từ).

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến qua các đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

(Trích “Tây Tiến”- Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD,2008, tr88)

--Hết--

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2019 tỉnh Ninh Bình lần 2

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu.

Câu 2: Tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay là do sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc, cùng với đó là những đợt sóng thông tin khổng lồ khiến chúng ta cần có tư duy phản biện.

Câu 3:

“bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích chính là khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong cuộc chiến

Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?

Không. Nhiều người lầm tưởng phản biện là cãi nhau, là vô lý lẽ, đó là ý nghĩa vô cùng sai lầm. Tư duy phản biện giúp chúng ta suy nghĩ đa chiều, đánh giá đúng 1 vấn đề hơn và còn có thêm nhiều bài học mới lạ cho bạn thân chúng ta khi mổ xẻ 1 vấn đề ở mọi góc cạnh.

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Tham khảo bài văn mẫu: Cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính hay không

Câu 2 (5,0 điểm)

Để làm được bài văn này các em có thể tham khảo: Bình giảng đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM