Đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn sử Ngô Gia Tự lần 1

Xuất bản: 21/04/2023 - Tác giả:

Đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn sử Ngô Gia Tự, Đắk Lắk lần 1 giúp các em ôn tập kiến thức và luyện kĩ năng giải đề hiệu quả nhất.

Thử sức với mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử của trường THPT Ngô Gia Tự (Đắk Lắk) là một đề thi tiêu chuẩn, đề thi với dạng câu hỏi cơ bản, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT.

Hãy thử sức ngay với đề thi thử THPT Quốc gia này:

Đề thi thử môn sử 2023 Ngô Gia Tự, Đắk Lắk lần 1

MÃ ĐỀ 301

Câu 1. Chiến thắng nào sau đây của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương ( 1945-1954) ?

A. chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954.

B. chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

C. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.

D. chiến thắng Biên Giới thu đông 1950.

Câu 2. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì

A. nhân dân châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

B. có 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập.

C. chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) đã bị huỷ bỏ ở Nam Phi.

D. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi đã bị sụp đổ về cơ bản.

Câu 3. Nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơ-ve –vơ 1954 là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.

Câu 4. Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954) và cách mạng Cuba (1959) đã

A. làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

B. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

C. hạ nhiệt mối quan hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

D. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh.

Câu 5. Sự kiện quốc tế nào sau đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi.

B. Mĩ khởi động Chiến tranh lạnh.

C. Quân phiệt Nhật đầu hàng phe Đồng minh.

D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là:

A. sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân.

B. truyền thống yêu nước của dân tộc.

C. sự quyết tâm, không sợ hi sinh, gian khổ của nhân dân ta

D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 7. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh là cách mạng

A. Trung Quốc.

B. Ai Cập.C. CuBa.

D. Inđônêxia.

Câu 8. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là:

A. phát triển Mặt trận Việt Minh tại địa bàn thành phố, thị xã.

B. tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng.

C. chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang.

D. tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 9. Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của Việt Nam ?

A. Nhân dân Việt Nam yêu nước; được sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em.

D. Có chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân và hậu phương kháng chiến vững chắc.

Câu 10. Thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giành thắng lợi trên mặt trận

A. văn hóa.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. ngoại giao .

Câu 11. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước là

A. tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

B. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền.

C. liên minh chiến đấu cùng Lào và Campuchia chống kẻ thù chung.

D. thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

Câu 12. Tổ chức nào đã góp phần làm Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới?

A. Tổ chức thống nhất Châu Phi.

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

D. Liên minh Châu Âu (EU).

Câu 13. Để chống chiến tranh Đặc biệt của Mĩ ở miền Nam, trong những năm 1961-1965 nhân dân miền Nam đã đẩy mạnh

A. sản xuất để hoàn thành vai trò hậu phương lớn với cả nước.

B. phong trào phá Ấp chiến lược khắp nông thôn miền Nam.

C. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”

Câu 14. Ý nghĩa quốc tế quan trọng từ sự thành công của cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 là

A. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước XHCN tiến hành công cuộc đổi mới.

B. góp phần quan trọng trong việc làm xói mòn và suy yếu cực Mĩ cùng phe TBCN.

C. cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới,

D. làm cho chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi 1 nước và trở thành hệ thống thế giới.

Câu 15. Năm 1950, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, đã Mĩ kí với Pháp

A. Hiệp định Sơ Bộ.

B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ.

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 16. Thắng lợi quân sự quan trọng chứng minh ta có khả năng đánh bại chiến tranh Đặc biệt ( 1961-1965) của Mĩ là

A. Chiến thắng Ba Gia ( Quảng Ngãi).

B. Chiến thắng Vạn Tường ( Quảng Ngãi).

C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.

D. Chiến thắng Ấp Bắc ( Mĩ Tho).

Câu 17. Hội nghị quốc tế để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách trong nội bộ phe Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc là

A. Ianta.

B. Cairô.

C. Manta.

D. Pôtxđam.

Câu 18. Một trong những thành viên thường trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc từ sau 1991 là

A. Đại Hàn Dân quốc.

B. Đức.

C. Liên bang Nga.

D. Ấn Độ.

Câu 19. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực:

A. công nghiệp năng lượng.

B. công nghiệp dân dụng.

C. công nghiệp vũ trụ.

D. công nghiệp quốc phòng.

Câu 20. So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?

A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra lâu dài.

B. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.

C. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.

D. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.

Câu 21. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 là:

A. làm bá chủ khu vực Mĩ Latinh.

B. bình thường hóa quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. triển khai chiến lược toàn cầu.

D. thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

Câu 22. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp

A. chú trọng xây dựng các nhà máy luyện kim.

B. cho phép kinh tế thuộc địa cạnh tranh với kinh tế Pháp.

C. mở mang một số ngành công nghiệp dệt, muối, xay xát.

D. đầu tư nhiều vốn cho ngành công nghiệp nặng.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không đúng với quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 5 năm 1945?

A. Phát động quần chúng nổi dậy tổng khởi nghiã giành chính quyền.

B. Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.

C. Thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân.

D. Mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự và chính trị.

Câu 24. Tính quyết liệt trong phong trào đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong tháng 9-1930 là:

A. biểu tình có vũ trang tự vệ, vũ trang cướp chính quyền địch.

B. khẩu hiệu kinh tế kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh chính trị.

C. tập trung tại huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế, chia ruộng đất.

D. đưa ra các khẩu hiệu phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai.

Câu 25. Điểm giống nhau giữa phong trào dân chủ 1919-1930 và phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. có hai khuynh hướng chính trị phát triển kế tiếp.

B. có sự xuất hiện, hoạt động của các tổ chức cộng sản.

C. có sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước vô sản.

D. địa bàn hoạt động mở rộng cả trong và ngoài nước.

Câu 26. Với việc thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12/1950), Pháp - Mĩ đã gây cho ta gặp nhiều khó khăn tại các địa bàn

A. biên giới giáp Trung Quốc.

B. vùng tự do.

C. vùng sau lưng địch.

D. căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 27. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản từ 1945 đến 1952 là:

A. Pháp.

B. Liên Xô.

C. Anh.

D. Mĩ.

Câu 28. Hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946) là sự kiện ngoại giao đánh dấu Chính phủ ta

A. tạm thời nhân nhượng về thời gian để đổi lấy không gian.

B. đã hoàn toàn giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. tạm thời nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian.

D. hoàn toàn thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Câu 29. Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là:

A. bọn phản động thuộc địa và tay sai.

B. địa chủ phong kiến và tư sản Việt Nam.

C. đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

D. thực dân Pháp và tay sai.

Câu 30. Điểm mới của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21 (7/1973) so với Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) là gì?

A. Kiên quyết không nhân nhượng và ảo tưởng với chính quyền Sài Gòn

B. Đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang để giành chính quyền

C. Cách mạng miền Nam phải tiếp tục dùng con đường cách mạng bạo lực

D. Kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao

Câu 31. Nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) là:

A. đề ra nhiệm vụ cách mạng của từng miền và chỉ rõ vị trí cách mạng hai miền.

B. đề ra nhiệm vụ xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân trên cả nước.

C. tách Đảng cộng sản Đông Dương thành ba Đảng Mac-Lênin.

D. thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 32. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

B. mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với tư bản Pháp.

C. mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với tư sản bản xứ.

D. mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với tư bản Pháp.

Câu 33. Quan hệ giữa Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là

A. hòa hoãn, tránh xung đột.

B. thương lượng để chấm dứt cuộc xung đột.

C. đối đầu trực tiếp về quân sự.

D. vừa đánh, vừa đàm.

Câu 34. Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam kể từ tháng 7-1954 là

A. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

D. chủ nghĩa phát xít.

Câu 35. Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là

A. tiếp tục Cách mạng tư sản dân quyền.

B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 36. Nội dung nào không đúng khi nói về điểm yếu địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954?

A. Nguồn viện trợ của Mĩ ngày càng giảm sút.

B. Được xây dựng trong thế bị động sau khi bị ta tấn công Lai Châu.

C. Nằm sâu giữa rừng núi Tây Bắc hiểm trở.

D. Địa hình dễ bị cô lập, chỉ có thể tiếp tế bằng đường hàng không.

Câu 37. Giai cấp tư sản Việt Nam sau CTTG I phân hóa thành những bộ phận nào sau đây?

A. Đại Tư sản tài chính và tư sản công thương.

B. Tư sản hạng trung và nhỏ.

C. Đại tư sản tài chính, tư sản công thương và tư sản nhỏ.

D. Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Câu 38. Các quốc gia chớp thời cơ, giành chính quyền và tuyên bố độc lập ngay trong năm 1945 là

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào .

B. Việt Nam, lào, Campuchia.

C. Việt Nam, Miến Điện, Lào.

D. Philipin, Xingapo, Mã Lai.

Câu 39. Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951 Đảng Lao động Việt Nam đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành

A. Mặt trận Việt Liên.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Dân chủ Việt Nam.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 40. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã tác động đến Mĩ - Diệm ở miền Nam là:

A. làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của Mĩ - Diệm.

B. chấm dứt thời kì ổn định tạm thời, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

C. làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, làm suy sụp tinh thần Ngô Đình Diệm.

D. làm sụp đổ chế độ độc tài thân Mĩ Ngô Đình Diệm.

-HẾT-

Đáp án sử thi thử 2023 trường Ngô Gia Tự, Đắk Lắk lần 1

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1D11B21C31A
2B12C22C32A
3C13B23A33C
4D14A24A34B
5A15D25D35B
6D16D26C36A
7C17A27D37D
8C18C28C38A
9B19B29A39B
10D20B30D40B

Để tham khảo các mã đề khác của Đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn sử Ngô Gia Tự lần 1, các em học sinh liên hệ với Đọc tài liệu qua email hoặc fanpage để được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

-/-

Xem thêm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử 2023 của các Sở GD, phòng GD và trường THPT trên toàn quốc đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục để các em ôn luyện cho kì thi quan trọng sắp tới.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM