Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Sử lần 1 trường Hàm Long

Xuất bản: 16/02/2023 - Tác giả:

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Sử trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh lần 1 (có đáp án) giúp các em thử sức và luyện đề thi thử ngay tại nhà vô cùng đơn giản.

Thử sức với mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử của trường THPT Hàm Long (Bắc Ninh) là một đề thi tiêu chuẩn, đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT.

Hãy thử sức ngay với đề thi thử THPT Quốc gia này:

(Tải file đề thi theo file đính kèm bên dưới)

TRƯỜNG THPT HÀM LONG - SỞ GD&ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ LẦN 1
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: SỬ

----------

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa quân Đồng minh?

A. Pháp.    B. Liên Xô.    C. Anh.    D. Mĩ.

Câu 2. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc…” là nhiệm vụ chính của tổ chức nào?

A. Liên hợp quốc.    B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Liên minh châu Âu.    D. Hội đồng tương trợ kinh tế.

Câu 3. Điều kiện khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển

B. sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc.

C. ý chí đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

D. sự trưởng thành của các lực lượng xã hội.

Câu 4. Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây so với trật tự thế giới theo hệ thống VécxaiOasinhtơn?

A. Hình thành gắn với kết cục của chiến tranh thế giới.

B. Được thiết lập từ quyết định của các cường quốc.

C. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.

D. Có hai hệ thống xã hội đối lập về kinh tế, chính trị.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

A. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.

B. hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có cùng chế độ chính trị.

C. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.

D. Phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc.

Câu 6. ba “con rồng kinh tế” ở khu vực Đông Bắc Á gồm:

A. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.    B. Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan

C. Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc    D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.

Câu 7. Nhóm các nước sáng lập ASEAN chủ trương “… tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương”, đây là nội dung của

A. Chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. . Hiến chương ASEAN (11/2007)

C. Hội nghị cấp cao Bali (2/1976)

D. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Câu 8. Mở rộng thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do:

A. Tác động của cuộc chiến tranh lạnh và cục diện hai cực hai phe

B. Các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.

C. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước

D. Có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc

Câu 9. Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị tan rã ở châu Phi được đánh dầu bằng sự kiện?

A. năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc.

B. năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.

C. năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).

D. năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.

Câu 10. Nhân tố chủ quan quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. sự giúp đỡ của lực lượng quân Đồng minh.

B. sự suy yếu và chia rẽ của các nước đế quốc.

C. sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.

D. ý thức độc lập, tự chủ và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

Câu 11. Đại diện của quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945)?

A. Pháp.    B. Đức.    C. Nhật.    D. Anh.

Câu 12. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Đại hội đồng.    B. Quỹ Nhi đồng.

C. Tổ chức Y tế Thế giới.    D. Ngân hàng Thế giới.

Câu 13. Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Ianta (2 - 1945) đã có quyết định quan trọng nào?

A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc ở châu Âu và châu Á.

B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

D. Sử dụng bom nguyên tử để nhanh chóng đánh bại hoàn toàn phe phát xít.

Câu 14. Một trong những điểm tương đồng trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

A. Không sử dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

C. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.

Câu 15. Đâu là nhân tố hàng đầu dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1989 - 1991)?

A. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

C. Khi cải tổ đã phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt.

D. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.

Câu 16. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì

A. thực dân Anh và Pháp quay trở lại xâm lược.

B. thực dân Hà Lan và Tây Ban Nha vẫn tiếp tục cai trị.

C. thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á.

D. Mĩ ủng hộ thực dân phương Tây trở lại đô hộ.

Câu 17. Năm 1960 được gọi là “năm châu Phi” gắn liền với sự kiện?

A. Có 17 nước châu Phi giành được độc lập

B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.

C. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập

D. Chủ Nghĩa Thực Dân sụp đổ ở Châu Phi

Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân nào sau đây đề ra “phương án Macbáttơn” để thực hiện ở Ấn Độ?

A. Tây Ban Nha.    B. Bỉ.    C. Anh.    D. Bồ Đào Nha.

Câu 19. Quốc gia nào ở Đông Nam Á ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia (1999) và trở thành quốc gia độc lập (2002)?

A. Đông Timo.    B. Việt Nam.    C. Lào.    D. Ấn Độ.

Câu 20. Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là giai cấp

A. tư sản.    B. địa chủ.    C. nông dân.    D. vô sản.

Câu 21. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc

A. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn.

B. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

C. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

Câu 22. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Việt Nam (1975) đã

A. hạ nhiệt mối quan hệ căng thẳng giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước.

C. góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới.

D. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 23. Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên

A. đều có nền kinh tế phát triển.    B. đều đã giành được độc lập.

C. đều có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.    D. đều có chế độ chính trị tương đồng.

Câu 24. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong những năm 1945 - 1991 là

A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Đức, Trung Quốc    B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc

C. Anh, Mĩ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc    D. Nga, Mĩ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc

Câu 25. Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

A. Hà Lan.    B. Liên bang Nga.    C. Nhật Bản.    D. Thụy Sĩ

Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào?

A. Bắc Phi.    B. Đông Phi.    C. Nam Phi.    D. Tây Phi.

Câu 27. Nội dung nào của Hội nghị Pốtxđam đã gây khó khăn cho cách mạng Đông Dương?

A. Liên Xô không tham gia nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.

B. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

C. Phân công nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương,

D. Phân công nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật tại Nhật Bản.

Câu 28. Trong thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX, Mỹ Latinh được mệnh danh là “lục địa bùng cháy” vì”

A. Giành được độc lập từ tay Chủ Nghĩa Thực

B. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ

C. Thành công của  cách mạng Cuba

D. Sự sụp đổ của chế độ độc tài Ba-ti-xta

Câu 29. Quốc gia nào dưới đây thuộc khu vực Đông Bắc Á?

A. Phần Lan.    B. Hàn Quốc.    C. Lào.    D. Môdămbich

Câu 30. Trong giai đoạn 1975 -1979, Cămpuchia tiến hành?

A. kháng chiến chống Pháp.    B. đường lối hòa bình trung lập

C. chống khơ me đỏ    D. kháng chiến chống Mỹ.

Câu 31. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Anh và Pháp    B. Mĩ, Anh và Liên Xô.

C. các nước Đông Âu.    D. các nước phương Tây.

Câu 32. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh là?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.    B. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai

C. Chủ nghĩa khủng bố.    D. Chế độ độc tài thân Mĩ.

Câu 33. Ý nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc nội chiến giữa lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc với lực lượng Quốc dân Đảng?

A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

B. Hai bên thỏa thuận về việc thành lập hay chính phủ ở lục địa và đảo Đài Loan

C. Lực lượng của Quốc dân Đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

D. Chính quyền của Quốc dân Đảng bị sụp đổ

Câu 34. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

A. Đông Béclin.    B. Đông Âu.    C. Đông Đức.    D. Tây Âu.

Câu 35. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã

A. Đưa Liên Xô thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

B. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

C. Củng cố sức mạnh quân sự của Liên Xô.

D. Tạo thế can bằng sức mạnh quân sự với Mĩ.

Câu 36. Sự kiện nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất (1961).

B. Mĩ phóng tàu vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng (1969).

C. Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5” vào không gian (2003).

D. Liên Xô thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (1957).

Câu 37. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Trật tự thế giới “đơn cực”    B. Trật tự thế giới “ ba cực”

C. Trật tự thế giới “hai cực”    D. Trật tự thế giới đa cực.

Câu 38. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:

1. Hồng Kông và Ma Cao trở về chủ quyền của Trung Quốc;

2. Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập;

3. Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập;

4. Ănggola tuyên bố độc lập

A. 2,3,4,1.    B. 2,1,3,4.    C. 4,2,3,1.    D. 2,4,3,1.

Câu 39. Nội dung nào dưới đây không phải là biến đổi quan trọng của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Từ thân phận thuộc địa đã trở thành các quốc gia độc lập.

B. Sau khi độc lập, các quốc gia đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác và hội nhập.

D. Tổ chức ASEAN mở rộng thành viên lên 10 nước.

Câu 40. Năm 1959, nước cộng hòa nào sau đây được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh?

A. Lào.    B. Indônêxia.    C. Cuba.    D. Campuchia.

Đáp án đề thi thử THPTQG 2023 môn Sử lần 1 trường Hàm Long

Các thầy cô tổ chuyên môn trường THPT Hàm Long đưa ra đáp án gợi ý cho các em học sinh tham khảo.

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1D11D21A31D
2A12A22C32D
3B13B23B33B
4D14B24B34D
5D15D25B35B
6D16C26A36A
7A17A27C37C
8A18C28B38A
9D19A29B39B
10D20A30C40C

-/-

Xem thêm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia, đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử 2023 của các trường THPT trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM