Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Sử mã số 011 được các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử xây dựng sát với kiến thức đã học, tương tự với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử Sử THPT quốc gia 2020 với Học Tốt nhé.
Đề thi thử
Câu 1. Mục tiêu của phong trào Cần vương là
A. chống triều đình Huế.
B. phò vua, cứu nước.
C. giải phóng dân tộc.
D. chống các thế lực phản động ở các địa phương.
Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản trong mục tiêu phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với châu Phi thế kỉ XX là
A. đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
C. giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập.
D. chống sự phân biệt sắc tộc.
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong Câu sau đây: “Nguồn lực chi viện cùng với chiến thắng của quân dân miền Bắc những năm 1965 - 1968 đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược . . . .. của Mỹ - Ngụy”.
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 4. Kế hoạch mới của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ từ sau khi đánh mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là
A. Kế hoạch Nava.
C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
D. Kế hoạch Mácsan.
Câu 5. Sự thất bại của phong trào yêu nước, chống Pháp cuối thế kỉ - đầu thế kỉ XX, đặt ra cho lịch sử Việt Nam vấn đề cấp bách gì?
A. Phải kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế.
B. Phải đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
C. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp.
D. Phải có một tổ chức tiên tiến với đường lối đúng đắn lãnh đạo.
Câu 6. Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mỹ.
B. Rút quân Mỹ và quân Đồng minh của Mỹ về nước.
C. Đề cao học thuyết Ních-xơn.
D. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Câu 7. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A. “ Chinh phục từng địa phương”.
C. “ Đánh lâu dài”.
D. “ Đánh chắc, tiến chắc”.
Câu 8. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để
A. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
C. trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
D. mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 9. Tổ chức quốc tế nào được thành lập theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Tổ chức Thương mại thế giới.
B. Tổ chức Liên hợp quốc.
C. Hội Quốc liên.
D. Tổ chức Hòa bình xanh.
Câu 10. Sự chuyển hướng đấu tranh được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là
A. làm cách mạng ruộng đất và lập chính quyền dân chủ cộng hòa.
B. xác định mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
C. tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất để thực hiện mục tiêu dân tộc, dân chủ.
D. giải phóng dân tộc bằng bạo lực cách mạng.
Câu 11. Trận “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng lịch sử nào của quân dân miền Bắc?
A. Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc.
B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ ở miền Bắc.
C. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ ở miền Bắc.
D. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ ra miền Bắc.
Câu 12. Xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là
A. Xu thế tiếp tục đối đầu, căng thẳng giữa hai cực, hai phe.
B. Xu thế tăng cường chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
C. Xu thế chạy đua về kinh tế, tài chính.
D. Xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
Câu 13. Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
A. Tân Trào - Tuyên Quang.
B. Thái Nguyên.
C. Cao Bằng.
D. Bắc Sơn - Võ Nhai.
Câu 14. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoặt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam nhằm
A. đưa cách mạng về từng nước Đông Dương.
B. khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
C. tiếp tục sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
D. đẩy manh tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Câu 15. Mỹ đã vin vào cớ nào để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968)?
A. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. Sau thất bại của hai đợt tiến công mùa khô.
C. Trả đũa việc quân giải phóng miền Nam tấn công trại lính Plâyku.
D. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Câu 16. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
B. Dùng phương pháp thương lượng.
C. Dùng phương pháp bạo lực.
D. Dùng phương pháp ôn hòa.
Câu 17. Ý nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 60-70 của thế kỷ XX?
A. Thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của bên ngoài.
B. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế.
C. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
Câu 18. Phần lớn số học viên được Nguyễn Ái Quốc đào tạo tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu (Trung Quốc) đều
A. đi học tại trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva.
B. bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân đấu tranh.
C. bí mật về nước để xây dựng các cơ sở ở trong nước.
D. tiếp tục hoạt động và học ở Trường Quân sự Hoàng Phố.
Câu 19. Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nửa sau thế kỉ XX là
A. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
B. nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cao.
C. bùng nổ dân số.
D. sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 20. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
A. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
B. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 21. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết.
C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
D. Thắng lợi trong cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
Câu 22.
Tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) có nguyên thủ của ba cường quốc nào?A. Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc.
B. Liên Xô, Mỹ, Anh.
C. Nga, Mỹ, Anh.
D. Anh, Pháp, Mỹ.
Câu 23. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là
A. thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để.
B. tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
C. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
D. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc và phong kiến.
Câu 24. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?
A. Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
B. Đế quốc Pháp còn mạnh.
C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.
D. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
Câu 25. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
D. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới.
Câu 26. Hiệp ước mà Pháp đã kí với triều Nguyễn để chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì là
A. Hiệp ước Giáp Tuất.
B. Hiệp ước Canh Tuất.
C. Hiệp ước Nhâm Tuất.
D. Hiệp ước Đinh Tuất.
Câu 27. Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự phân chia phạm vi đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mỹ tại Hội nghị Ianta (2/1945).
B. sự ra đời của “học thuyết Truman”, mở đầu cho Chiến tranh lạnh (3/1947).
C. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Khối Hiệp uiwcs Vácsava (5/1955).
D. Mỹ và các nước đồng minh thành lập khối quân sự NATO (4/1949).
Câu 28. Tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ được thể hiện qua khẩu hiệu nào?
A. Không có gì quý hơn độc lập tự do.
B. Thóc không thiếu một cân, người không thiếu một người.
C. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”.
D. Nhằm thẳng quân thù mà bắn.
Câu 29. Bước vào Đông - Xuân 1953 -1954, âm mưu của Pháp - Mỹ là
A. giành một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. giành thắng lợi để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ.
D. giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Câu 30. Với chiến thắng nào quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. Biên giới thu - đông năm 1950.
D. Đông - Xuân 1953 - 1954.
Câu 31. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đổi tên Đảng là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câu 32. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản(1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. đánh đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ tàn tích phong kiến.
B. đánh bại chế độ Nga Hoàng, đưa nước Nga tiến lên cách mạng tháng Mười.
C. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
D. đánh đổ chế độ Nga Hoàng.
Câu 33. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Làm thay đổi cục diện thế giới.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
D. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
Câu 34. Phương án Maobáttơn“ chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo là
A. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo.
C. Ấn Độ của người theo Thiên chúa giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
D. Ấn Độ của người theo đạo Tin Lành, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
Câu 35. Vấn đề quan trọng nhất quyết định nguyên nhân Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới là gì?
A. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
C. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
D. Những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước.
Câu 36. Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
A. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quan hệ quốc tế.
B. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.
C. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật - công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
Câu 37. Điểm khác biệt của Nhật Bản so với các nước khác trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học - kỹ thuật là gì?
A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
B. Mua bằng phát minh của nước ngoài.
C. Xây dựng nhiều công trình hiện địa trên mặt và dưới đáy biển.
D. Coi trọng, phát triển mạnh nền giáo dục quốc dân.
Câu 38. Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, ngoại trừ
A. bài học trong chỉ đạo khởi nghĩa linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh: chính trị vũ trang, chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần,. . . tiến tới tổng khởi nghĩa.
B. bài học trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào thực tiễn Việt Nam; nắm vừng tình hình thế giới - trong nước để đề ra chủ trương phù hợp.
C. bài học về kết hợp kháng chiến - kiến quốc, làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâ và cách mạng XHCN.
D. bài học về đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
Câu 39. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Đảng chủ trương tập hợp những lực lượng nào?
A. Tiểu tư sản và địa chủ nhỏ.
B. Các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và nhân dân Đông Dương. . . .
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và địa chủ nhỏ.
D. Công nhân và nông dân.
Câu 40. Nguyên nhân quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là
A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng thành công.
B. dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yếu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. có sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
D. quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua thực tiễn đấu tranh.
Đáp án
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | B | 11 | D | 21 | D | 31 | C |
2 | A | 12 | D | 22 | B | 32 | A |
3 | D | 13 | C | 23 | B | 33 | C |
4 | C | 14 | C | 24 | B | 34 | A |
5 | D | 15 | C | 25 | A | 35 | C |
6 | D | 16 | D | 26 | C | 36 | C |
7 | B | 17 | D | 27 | B | 37 | B |
8 | B | 18 | B | 28 | D | 38 | C |
9 | B | 19 | A | 29 | D | 39 | B |
10 | B | 20 | A | 30 | C | 40 | C |
Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn Sử mã số 011 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài Lịch sử, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.