Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sinh có đáp án chi tiết mã đề 03

Xuất bản: 23/04/2020 - Tác giả:

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh 2020 mã đề 03 gồm 40 câu hỏi theo cấu trúc đề thi chính thức có đáp án giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới

Mục lục nội dung

Tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sinh học mã đề 03 có đáp án để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sinh (mã đề 03) có đáp án

Phần 1: Đề bài

Đề thi thử gồm 40 câu hỏi được biên soạn dựa theo cấu trúc đề thi chính thức của bộ GD&ĐT. Nội dung bám sát theo chương trình học môn Sinh lớp 12. Sau khi hoàn thành thì so sánh với đáp án ở cuối bài viết.

Câu 1: Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen giảm đi một liên kết?

A.    Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X).

B.    Thêm một cặp (A – T).

C.    Mất một cặp A – T.

D.    Thay thế một cặp (G – X) bằng một cặp (A – T).

Câu 2: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'UAG3'.

B. 5'AUG3'.

C. 5'UUG3'.

D. 5'AAU3.

Câu 3: Trong Opêron Lac không có thành phần nào sau đây?

A. Các gen cấu trúc.

B. Gen điều hòa.

C. Vùng vận hành.

D. Vùng khởi động.

Câu 4: Loại phân tử nào sau đây đóng vai trò như “một người phiên dịch” ?

A. mARN.

B. tARN.

C. rARN.

D. ADN.

Câu 5: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I.    Nếu đột biến điểm làm tăng số liên kết hiđrô của gen thì sẽ làm tăng chiều dài của gen.

II.    Đột biến gen trội có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

III.    Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.

IV.    Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 6: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 2 : 1 là

A. \({AB \over aB} ×{Ab \over aB} \)

B. \({AB \over ab} ×{Ab \over aB} \)

C. \({Ab \over ab} ×{aB \over ab} \)

D. \({AB \over ab} ×{AB \over ab} \)

Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?

I.    Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trong nhóm gen liên kết.

II.    Đột biến chuyển đoạn có thể làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III.    Côn trùng mang đột biến chuyển đoạn có thể được sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh.

IV.    Sự chuyển đoạn tương hỗ cũng có thể tạo ra thể đột biến đa bội.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 8: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?

A.    Tạo ra cừu Đôly.

B.    Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.

C.    Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten ở trong hạt.

D.    Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

Câu 9: Một cá thể có kiểu gen \(DE \over de\) giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa hai gen D và E là 30%. Theo lí  thuyết, tỉ lệ loại giao tử DE tạo ra là

A. 15%.

B. 30%.

C. 25%.

D. 35%.

Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 1?

A. AAbbDd x AaBBDd.

B. AaBbDd x aabbDd.

C. AaBbdd x AAbbDd.

D. AabbDd x aabbDd.

Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Đột biến.

C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 12: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình phân tính 1 : 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

A. BB x  Bb

B. Bb  x bb.

C. BB x  bb.

D. Bb x Bb.

Câu 13: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?

A. Aabb.

B. AaBb.

C. AABb.

D. aaBB.

Câu 14: Để tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A.    Dung hợp hai tế bào trần khác loài.

B.    Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh, sau đó cho đa bội hóa.

C.    Nhân bản vô tính từ tế bào sinh dưỡng.

D.    Lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Câu 15: Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số lượng NST trong tế bào của thể một nhiễm là

A. 36.

B. 12.

C. 25.

D. 23.

Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thể dị đa bội?

A.    Thể dị đa bội được hình thành bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa.

B.    Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

C.    Thể dị đa bội là những cây tạo quả không hạt.

D.    Thể dị đa bội không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 17: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây?

A. Đại Nguyên sinh.

B. Đại Cổ sinh.

C. Đại Trung sinh.

D. Đại Tân sinh.

Câu 18: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho hai cây cùng loài đều dị hợp tử về hai cặp gen (P) giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở \(F_1\) không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?

A. 9 : 3 : 3 : 1.

B. 1: 2 : 1.

C. 13 : 5 : 1 : 1.

D. 11 : 3 : 1 : 1.

Câu 19: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Quá trình dịch mã diễn ra trong nhân của tế bào.

II.    Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5' \(-->\) 3' trên phân tử mARN.

III.    Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã trên phân tử mARN.

IV.    Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là foocmin mêtiônin.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 20: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

(1)  Bệnh phêninkêtô niệu.

(2) Bệnh ung thư máu.

(3)  Tật có túm lông ở vành tai.

(4) Hội chứng Đao.

(5)  Hội chứng Tơcnơ.

(6) Bệnh máu khó đông. Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

A. (3), (4), (5), (6).

B. (1), (2), (5).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (2), (4), (6).

Câu 21: Khi nói về các nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây có ở cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến ?

I.    Đều có thể làm xuất hiện các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

II.    Đều làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

III.    Đều có thể dẫn tới làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

IV.    Đều có thể cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 22: Ở người, gen M quy định máu đông bình thường, gen m quy định máu khó đông. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng nhiễm sắc thể X. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái máu khó đông. Biết rằng không xảy ra đột biến. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. \(X^MX^m × X^mY\).

B. \(X^MX^m × X^MY\).

C. \(X^MX^M × X^mY\).

D. \(X^MX^M × X^MY\).

Câu 23: Ở một loài thực vật, xét 3 gen A, B, D; mỗi gen có 2 alen, quy định một tính trạng. Các gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, không xảy ra đột biến. Khi cho cây có kiểu gen AaBbDd lai với một cây khác (P), ở đời con 3\(F_1\) thu được 4 dòng thuần. Kiểu gen của cây đem lai có thể là

A. AaBbDd.

B. AaBBDD.

C. AaBbDD.

D. AABbdd.

Câu 24: Khi nói về NST và đột biến NST ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I.    Mỗi NST đơn gồm 1 phân tử ADN kết hợp với các phân tử prôtêin histon.

II.    Trong dạng đột biến mất đoạn, có cả trường hợp đoạn bị mất mang tâm động.

III.    Đột biến NST ở người chỉ xảy ra ở các NST có kích thước nhỏ như NST số 21, mà không xảy ra ở các NST có kích thước lớn.

IV.    Đột biến lặp đoạn NST làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

A. 2 .

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 25: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.

II.    Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau, thu được \(F_1\). Nếu \(F_1\) có 6 loại kiểu gen thì có thể chỉ có 2 loại kiểu hình.

III.    Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được \(F_1\). Nếu \(F_1\) có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ \(F_1\) có 6 loại kiểu gen.

IV.    Các cây thân cao, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 9 loại kiểu gen và tối thiểu có 2 loại kiểu hình.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 26: Ở một quần thể ngẫu phối, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,4 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. Theo lý thuyết ở \(F_1\) có:

A.    số cá thể mang một trong hai tính trạng trội chiếm 53%.

B.    số cá thể dị hợp về hai cặp gen chiếm 18%.

C.    số cá thể mang hai tính trạng trội chiếm 17%.

D.    10 loại kiểu gen khác nhau.

Câu 27: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai \(♀ {AB\over ab} Dd × ♂{Ab\over aB} Dd \)

, loại kiểu hình có ba tính trạng lặn có tỷ lệ 1,5%. Cho biết ở hai giới có hoán vị gen với tần số như nhau. Tần số hoán vị gen là

A. 30%.

B. 20%.

C. 40%.

D. 36%.

Câu 28: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được \(F_1\) gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây \(F_1\) tự thụ phấn, thu được \(F_2\) có 9% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Nếu cho \(F_1\) lai phân tích thì sẽ thu được đời con kiểu hình cây hoa đỏ, quả tròn chiếm 40%.

II.    \(F_2\) có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

III.    Ở \(F_2\), số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 24%.

IV.    Ở \(F_2\), trong tổng số cây hoa đỏ, quả tròn thì cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 25/33.

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 29: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai (P)  : \(♀{AB \over ab}X^DX^d\)  x  \(♂{AB\over ab}X^DY \) thu được \(F_1\) có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 2,25%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I.    Ở \(F_1\), các cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 14,25%.

II.    Trong tổng số cá thể cái \(F_1\), các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17%.

III.    Ở giới đực \(F_1\), có tối đa 5 kiểu gen quy định kiểu hình có ba tính trạng trội.

IV.    Ở giới cái \(F_1\), có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 30: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được \(F_1\)

. Nếu không có đột biến. Theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa đỏ \(F_1\) thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ

A. 9/16.

B. 1/4.

C. 1/9.

D. 4/9.

Câu 31: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có em trai bị mù màu, có bà ngoại và mẹ bị bệnh phêninkêtô niệu. Bên phía người chồng có chị gái bị bệnh phêninkêtô niệu. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng bị cả 2 bệnh là

A.

B.

C.

D.

Câu 32: Alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Một cặp bố mẹ thuần chủng quả tròn lai với quả dài, thu được \(F_1\). Cho \(F_1\) tự thụ phấn được \(F_2\). Tiếp tục \(F_2\) giao phấn tự do được \(F_3\). Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở \(F_3\)

A. 8 quả tròn : 1 quả dài.

B. 3 quả tròn : 1 quả dài.

C. 5 quả tròn : 1 quả dài.

D. 2 quả tròn : 3 quả dài.

Câu 33: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được \(F_1\). Cho \(F_1\) tự thụ phấn, thu được \(F_2\) có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép: 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép: 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Kiểu gen của cây P có thể là \(AA{Bd \over Bd}\) x \(aa{bD \over bD}\)

II.    \(F_2\) có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 12%.

III.    \(F_2\) có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.

IV.    \(F_2\) có số 28 loại kiểu gen.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 34: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới  tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được \(F_1\)

gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho \(F_1\) giao phổi tự do với nhau thu được \(F_2\). Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ \(F_2\), có bao nhiêu phát biểu đúng?

I.    Trong tổng số ruồi \(F_2\), ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.

II.    Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ bằng một phần ba ruồi đực mắt trắng.

III.    Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.

IV.    Ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng bằng 75% tổng số ruồi cái mắt đỏ.

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 35: Thực hiện phép lai P: \(♂ AaBbDdEe × ♀ AaBbddee\). Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến. Hãy xác định tỉ lệ các kiểu gen ở \(F_1\) giống kiểu gen của bố, mẹ?

A. 12,5 %.

B. 75%.

C. 87,5%.

D. 6,25 %.

Câu 36: Một gen có chiều dài 510 nm. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 4050. Số nuclêôtit loại G của gen là bao nhiêu?

A. 1500.

B. 750.

C. 450.

D. 1050.

Câu 37: Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được \(F_1\)

toàn cây quả đỏ. Cho các cây \(F_1\) giao phấn với nhau thu được \(F_2\) với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ: 43,75% cây quả  vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.    Cho cây quả đỏ \(F_1\) giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ \(F_2\) có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.

II.    Cho các cây quả đỏ giao phấn với các cây quả vàng ở \(F_2\) thu được \(F_3\) có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 36 cây quả đỏ : 27 cây quả vàng.

III.    Cho 1 cây quả đó ở \(F_2\) giao phấn với 1 cây quả vàng \(F_2\) có thể thu được \(F_3\) có tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng.

IV.    Trong số cây quả đỏ \(F_2\) cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 1/9.

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4.

Câu 38: Ở một loài thực vật giao phấn, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa vàng. Quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác dụng của nhân tố tiến hóa, kiểu hình hoa vàng ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là

A. 0.1DD : 0,65 Dd : 0.25dd.

B. 0.3DD : 0,45 Dd : 0.25dd.

C. 0.45DD : 0,3 Dd : 0.25dd.

D. 0.25DD : 0,5 Dd : 0.25dd.

Câu 39: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1250 cặp nuclêôtit, trong đó số nuclêôtit loại A của gen chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 có T = 220 và X = 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen này?

I.    Tỉ lệ \(\frac{G_2 + T_2}{A_2+ X_2} =\frac{53}{72}\)

II.    Số lượng từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 400; G = X = 850.

III.    Tỉ lệ \(\frac{T_1}{X_2}=\frac{11}{25}\) .

IV.    Số liên kết hiđrô của gen là 3000.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 40: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Xét phép lai P: \(♂AABbDd × ♀AaBbdd\), thu được \(F_1\). Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về \(F_1\)

của phép lai trên?

I.    Có tối đa 12 loại kiểu gen không đột biến và 16 loại kiểu gen đột biến.

II.    Có thể tạo ra thể ba có kiểu gen AabbbDd.

III.    Có tối đa 36 kiểu tổ hợp giao tử.

IV.    Có thể tạo ra thể một có kiểu gen AAbdd.

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Phần 2: Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sinh mã đề 03

Câu hỏiĐáp ÁnCâu HỏiĐáp ÁnCâu HỏiĐáp ÁnCâu HỏiĐáp Án
1D11D21A31A
2A12B22A32B
3B13B23C33D
4B14B24C34B
5D15D25D35A
6B16A26B36D
7C17C27C37A
8C18C28A38C
9D19A29B39C
10A20D30D40C

Trên đây là bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sinh mã đề 03 có đáp án. Các em có thể lưu về làm tài liệu ôn tập và thử sức và tự đánh giá năng lực chuẩn bị cho kì thi THPT quan trọng sắp tới.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM