Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn GDCD số 7

Xuất bản: 05/03/2020 - Cập nhật: 23/03/2020 - Tác giả: Giangdh

Đề thi thử THPTQG 2020 môn GDCD số 7 được Học Tốt tổng hợp, chia sẻ giúp rèn luyện kĩ năng giải đề thi môn giáo dục công dân tốt nhất.

Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD  số 7 được các thầy cô bộ môn GDCD xây dựng sát với kiến thức đã học, tương tự với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD của Học tốt nhé.

Đề thi thử

Câu 1. Pháp luật là:
A. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
B. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
C. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 2. Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì bị xử lí vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính hiện đại của pháp luật.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. các quy tắc quản lý nhà nước.

C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. các quy tắc kỉ luật lao động

Câu 4. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Đó là
A.thực hiện pháp luật.
B. phổ biến pháp luật.
C.tổ chức pháp luật.
D. tôn trọng pháp luật.

Câu 5. Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm ?
A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.
B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm.
C. Trạng thái và thái độ của chủ thể.
D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng.

Câu 6. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng
A. về trách nhiệm pháp lý.
B. về quyền và nghĩa vụ.
C. trước tòa án.
D. trước Nhà nước và xã hội.

Câu 7. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng dân tộc.

Câu 8.  Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào
A. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B. nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.
C. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
D. quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước.

Câu 9. Việc kí kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc 
A.tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B.tự giác, trách nhiệm , tận tâm.
C.dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D.tích cực, chủ động, tự quyết.

Câu 10. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?
A. Nộp thuế và bảo vệ môi trường.
B.Tự chủ kinh doanh.
C. Chủ động tìm kiếm thị trường.
D. Khai thác thị trường.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không thể hiện quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật?

A. Mỗi lần uống rượu say, anh A thường đánh đập vợ.
B. Anh B luôn tạo điều kiện cho vợ đi học để nâng cao trình độ.
C. Khi con ốm, vợ chồng anh C thay nhau nghỉ làm để chăm sóc con.
D. Vợ chồng anh D bàn bạc, thống nhất về thời gian sinh con thứ 2.

Câu 12. Việc mua, bán đổi cho liên quan đến tài sản chung , có giá trị lớn phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ mua bán.
C. Quan hệ thỏa thuận.
D. Quan hệ hợp đồng.

Câu 13. Nội dung nào thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con.             
B. Cha mẹ buộc con làm những việc trái với đạo đức.
C. Cha mẹ buộc con lao động phục vụ mình.
D. Cha mẹ quyết định mọi việc thay cho con.

Câu 14. Khẳng định nào là đúng trong bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ giúp con xây dựng ý thức học tập theo tính tự giác.
B. Cha mẹ cần quyết định nghề nghiệp trong tương lai của con.
C. Cha mẹ nên đầu tư nhiều hơn cho con trai trong học tập.
D. Cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của mình.

Câu 15. Để mở rộng kinh doanh, anh Trung đã bán mảnh đất được cha mẹ cho hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ . Anh Trung đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ trong 
A. định đoạt tài sản chung.
B. chiếm hữu tài sản chung.
C. mua bán tài sản chung.
D. sử dụng tài sản chung.

Câu 16. Trên cơ sở qui định của pháp luật về kinh doanh , ông P đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận . Việc làm của ông P thể hiện pháp luật là phương tiện 
A. để công dân thực hiện quyền của mình.
B. để công dân sản xuất kinh doanh.
C. để công dân có quyền tự do hành nghề.

D. để công dân tự do lựa chọn nghành nghề kinh doanh..

Câu 17. Pháp luật qui định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.      
B. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp

Câu 18. Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật là
A. Thúc đẩy kinh doanh phát triển.                        
B. Xây dựng nền kinh tế ổn định.
C. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp.
D. Tạo tiền đề cho thực hiện quyền cá nhân, tổ chức.

Câu 19. Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện 
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 20. Chị N và anh M muốn kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là anh K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
B. sự lạm dụng quyền hạn.
C. sự không thiện chí với tôn giáo khác.
D. sự thiếu văn hóa.

Câu 21. Việc H’Hen Niê - một cô gái người dân tộc Ê đê đăng quang hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2018, đã có một bộ phận giới trẻ tỏ ra bất mãn và công kích vì H’Hen Niê là người  dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện
A. sự phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.
B. sự bình đẳng trong thị hiếu và hưởng thụ văn hóa
C. quyền tự do ngôn luận của công dân
D. quyền dân chủ của công dân.

Câu 22.  Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.

B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu 23. C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
C. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
D. quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.

Câu 24. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?
A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên
B. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm
C. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt
D. Dùng điện để đánh bắt thủy sản

Câu 25. Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước…do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. Là vi phạm    
A. kỉ luật.
B. dân sự.

C. hành chính.
D. hình sự

Câu 26. Anh K diều khiển xe máy trên đường chạy quá tốc độ quy định và vượt đèn đỏ. Trong trường hợp này anh K đã
A. không tuân thủ pháp luật.
B. không sử dụng pháp luật.
C. không thi hành pháp luật
D. không áp dụng pháp luật.

Câu 27. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện:
A. Trong lĩnh vực văn hóa.
B. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
C. Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ mội trường.
D. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 28. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:
A. Năng động.
B. Sáng tạo .
C. Bền vững.        
D. Liên tục.

Câu 29.  Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

A. Tỉ giá ngoại tệ.
B. Thuế.    
C. Lãi suất ngân hàng.
D. Tín dụng.

Câu 30. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành    
A. lợi nhuận.
B. lợi ích.
C. giá trị.
D. sản phẩm.

Câu 31. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích gì?
A. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi.
B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại tài nguyên đang diễn ra.
C. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
D. Hạn chế việc sử dụng tài nguyên để cho sự phát triển bền vững

Câu 32. K (13 tuổi) và M (18 tuổi) bị công an bắt khi đang vận chuyển trái phép chất ma túy. Vụ việc được đưa ra xét xử và Tòa án quyết định: M phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn K thì không. Theo em, quyết định của Tòa án có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không? Vì sao?
A. Có, vì K chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
B. Không, vì K cũng vận chuyển ma túy như M.

C. Không, vì K phạm tội rất nghiêm trọng.
D. Có, vì K không có lỗi cố ý.

Câu 33. Nhà nước ta chủ trương khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nhằm mục đích
A. chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí.
B. giữ gìn, không sử dụng nguồn tài nguyên đất nước.
C. ngăn chặn việc khai thác các loại tài nguyên.
D. cấm các hoạt động khai thác tài nguyên.

Câu 34. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
B. các tôn giáo được quyền tự do hoạt động, tự do truyền đạo và các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ.
C. các tôn giáo được tự do truyền bá giáo lý, giáo luật và xây dựng cơ sở thờ tự khi các giáo dân có nguyện vọng.
D. các tôn giáo có số giáo dân và cơ sở thờ tự bằng nhau.

Câu 35. Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?

A. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.
B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
D. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế.

Câu 36. Anh H (14 tuổi) là học sinh, vì nghiện game nhưng không có tiền để chơi. Khi phát hiện ông K vừa mới lĩnh lương về, anh H liền vào nhà ông K dùng dao khống chế ông K để lấy tiền, nhưng không thành công, anh H đã dùng dao đâm ông K nhiều nhác rồi bỏ chạy. Rất may ông K được bà con hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy theo em, anh H phải chịu trách nhiệm nào sau đây về hành vi vi phạm pháp luật của mình?
A.Trách nhiệm hình sự, vì hành vi của anh H là rất nghiêm trọng do cố ý. 
B. Trách nhiệm dân sự, vì anh H chưa làm chết người và chưa đủ 16 tuổi.

C. Trách nhiệm hành chính, vì anh H chưa làm chết người và chưa đủ 18 tuổi.
D. Trách nhiệm hành chính và bồi thường cho ông K , vì anh H chưa đủ 16 tuổi.

Câu 37. Ông S cán bộ thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông tỉnh H, khi điều khiển ô tô cá nhân(ngoài giờ hành chính) đã tông vào bà N đang điều khiển xe đạp điện đi cùng chiều khiến bà N tử vong tại chỗ. Ngay sau khi gây ra tai nạn, ông S đã đến cơ quan Công an tự thú. Trong trường hợp này, ông S sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Ông S bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
B. Vì là cán bộ thanh tra giao thông nên ông S bị xử phạt ở mức thấp nhất.
C. Ông S bị xử lý ở mức nặng nhất để làm gương.
D. Không bị xử phạt do ông S là cán bộ thanh tra giao thông.

Câu 38. Khai thác gỗ trái phép làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của con người là nói đến mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Chạy theo lợi nhuận, vi phạm quy luật tự nhiên.

B. Giành giật khách hàng để thu lợi nhuận.
C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
D. Bất chấp những thủ đoạn phi pháp, bất lương để thu lợi nhuận.

Câu 39. Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền hoặc nghĩa vụ của công dân?
A. H (20 tuổi) và V (24 tuổi) yêu nhau và muốn kết hôn với nhau nhưng gia đình H quyết liệt phản đối, ngăn cản không cho H kết hôn với V vì chê nhà V nghèo.
B. Nam 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này.
C. T và K làm cùng công ty và có thu nhập bằng nhau. T có mẹ già và một con nhỏ, còn K sống độc thân. K phải nộp thuế thu nhập cá nhân còn T thì không.
D. Bộ luật Lao động năm 2012 nước ta quy định tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi và lao động nam là đủ 60 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của nữ giới luôn cao hơn nam giới.

Câu 40. Bản thân em phải làm gì để không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật?
A. Làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình.

B. Làm những việc theo nghĩa vụ.
C. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
D. Làm việc theo nhu cầu của mọi người
…………………………………………………HẾT………………………………………………...

Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 7 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài giáo dục công dân, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM