Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn GDCD số 6

Xuất bản: 05/03/2020

Đề thi thử THPTQG 2020 môn GDCD số 6 có đáp án và hướng dẫn làm các câu khó được Học Tốt tổng hợp, chia sẻ giúp rèn luyện kĩ năng giải đề thi môn giáo dục công dân tốt nhất.

Mục lục nội dung

Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD  số 6 có đáp án được các thầy cô bộ môn GDCD xây dựng sát với kiến thức đã học, sát với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD của Học tốt nhé.

Đề thi thử

Câu 1. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt
A. mọi nhu cầu cá nhân
B. tất cả các quan hệ dân sự
C. hành vi trái pháp luật
D. quyền để lại tài sản thừa kế

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động
A. Giao kết hợp đồng lao động
B. Tham gia thỏa ước lao động tập thể
C. Giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Thực hiện quyền lao động.

Câu 3. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, chở người trái quy định là hành vi   
A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm hành chính.
D. vi phạm kỉ luật.

Câu 4. K muốn thi đại học vào ngành Công nghệ thông tin, nhưng bố mẹ K lại muốn K học ngành Tài chính .K phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A.Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.
B.Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.
C.Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con .
D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.

Câu 5. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân
A. bất kỳ.
B. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết, khiếu nại.
D. thuộc ngành Thanh tra.

Câu 6. Phát hiện diện tích đất thực tế của gia đình mình không khớp với số liệu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cơ quan chức năng đã cập, ông N cần vận dụng quyền nào dưới đây?
A. Khiếu nại.
B. Tranh tụng.
C. Tố cáo.
D. Khởi kiện.

Câu 7. Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị C bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Anh H, chị C và anh T.
B. Anh T và chị C.
C. Anh T và anh H.
D. Anh H và Chị C.

Câu 8. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà:
A. dư luận đang quan tâm, B. cử tri phải thực hiện.
C. pháp luật cho phép làm.D. công dân thấy phù hợp.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào cũng có quyền bắt người khi người đó.
A. phạm tội quả tang
B. bị nghi ngờ gây án.
C. truy đuổi kẻ gian.
D. có dấu hiệu phạm pháp

Câu 10. Thành phố X khuyến khích người dân sử dụng phần mềm quản lý đô thị thông minh là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?
A. Được hưởng đời sống vật chất, tinh thần.
B. Duy trì và phát triển quỹ phúc lợi
C. Tận dụng tối đa mọi nguồn nhân lực.
D. Áp dụng mô hình đối thoại trực tuyến.

Câu 11. Chủ cơ sở sản xuất tư nhân thường xuyên chửi bới, lăng nhục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người người lao động phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây:

A. Công vụ.
B. Hành chính.
C. Hình sự.
D. Kỉ luật

Câu 12. Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hiến pháp.
B. Bộ luật dân sự.
C. Luật hành chính.
D. Luật tố tụng dân sự.

Câu 13. Ông K là tổ trưởng dân phố phân công anh P đến nhà anh G để yêu cầu anh thực hiện nghĩa vụ cử tri đúng thời hạn. Tại đây, thấy hai bên xảy ra xô xát, đông đảo bà con hàng xóm kéo đến can ngăn. Vì bị chị H vợ anh G bịa đặt về đời tư của mình nên anh P tuyên bố nhà anh G không đủ tư cách “Gia đình văn hóa” và gỡ biển chứng nhận danh hiệu để mang về. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh P, anh G và chị H.
B. Ông K, chị H và anh P.
C. Chị H và anh P.
D. Anh G và chị H.

Câu 14. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền học không hạn chế khi được:

A. sử dụng ngân sách quốc gia.
B. thay đổi chương trình giáo dục
C. miễn giảm học phí toàn phần.
D. nộp hồ sơ xét tuyển đại học.

Câu 15. Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 2 điểm. Điều này phù hợp với:
A. quyền tự do của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.
D. quyền học tập của công dân.

Câu 16. Theo quy định của pháp luật, người đã thành niên vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tàng trữ, vận chuyển vũ khí trái phép. B. Từ chối khai báo tạm trú, tạm vắng.
C. Tự ý chiếm dụng hành lang giao thông D. Chở hàng công kênh trong giờ cao điểm.

Câu 17. Hai sinh viên L và G cùng thuê chung nhà ở của ông T. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông T đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng L và G không đồng ý. Thấy vậy, ông T khóa trái cửa nhà và nhốt cả hai bạn lại. Hành vi của ông T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 18. Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Bình đẳng
D. Trực tiếp.

Câu 19. Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố mẹ anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người theo đạo. Cho nên chị H đã nhờ bố mẹ mình là ông U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục không xong, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
A. Ông Q và bà G.
B. Mình ông Q.
C. Ông U và bà T.
D. Bố mẹ P và bố mẹ H.

Câu 20. Tại điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp xã X, thấy chị Q đang băn khoăn khi lựa chọn ứng cử viên, anh M đã viết phiếu bầu giúp chị và đưa cho chị bỏ lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M và chị Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây:

A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Ủy quyền.
D Trực tiếp.

Câu 21. Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền sáng tạo không thể hiện ở việc công dân được:
A. chuyển nhượng quyền tác giả.
B. hợp lí hóa sản xuất
C. đăng kí sở hữu trí tuệ.
D. tự do nghiên cứu khoa học.

Câu 22. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?   
A. Lạm dụng sức lao động vị thành niên.
B. Phát hiện đối tượng buôn bán phụ nữ.
C. Nhận quyết định sa thải thiếu căn cứ.
D. Chứng kiến hành vi đua, nhận hối lộ.

Câu 23. Anh B vô tình vướng vào dây điện do ông X lắp đặt để bảo vệ khu vườn của gia đình khiến anh bị điện giật gây tử vong. Ông X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Kỉ luật.
D. Hành chính.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?

A. Răn đe người khác không vi phạm.            
B. Kiềm chế việc làm sai phạm
C. Công khai bí mật đời tư
D. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.

Câu 25. Vừa tốt nghiệp lớp 12, H xin vào làm việc cho công ty X. Sau khi thỏa thuận về việc kí kết hợp đồng lao động và H đã được nhận vào làm việc tại công ty với thời hạn xác định nhưng trong hợp đồng lại không ghi rõ H làm công việc gì. Theo em, trong trường hợp này H nên làm gì?          
A. Trao đổi và đề nghị công ty X bổ sung vào quy định này.
B. Chấp nhận vào làm việc theo hợp đồng lao động.
C. Không chấp nhận và tự bổ sung nội dung công việc vào hợp đồng.
D. Hủy hợp đồng lao động và tìm công việc khác.

Câu 26. Nội dung nào dưới đây không liên quan đến tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Khai thác tối đa nguồn lực kinh tế của đất nước.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

C.Kích thích sản xuất và tăng năng suất lao động.     
D.Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.

Câu 27. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty H và V kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất.

Câu 28. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản.
D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.

Câu 29. Anh A có nhiều phát minh, sáng kiến mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên được tăng lương trước thời hạn. Anh A đã được thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Tự chủ giao kết hợp đồng lao động.                  
B. Lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc,
C. Ưu đãi người có trình độ chuyên môn cao.
D. Quyết định mức lương và phụ cấp chức vụ.

Câu 30. Công dân được lựa chọn học những ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập?
A. Được hưởng đời sống tinh thần.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Sáng tạo không giới hạn.
D. Tư vấn nghề nghiệp miễn phí.

Câu 31. Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.
B. Bảo mật danh tính cá nhân.
C. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.
D. Phát tán thông tin mật của cá nhân

Câu 32. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang nhờ chị H bỏ phiếu bầu giúp cụ Q người không biết chữ, anh A phát hiện chị M và ông X sau khi điền phiếu đã đưa lá phiếu của mình cho nhau xem. Anh A định yêu cầu chị M và ông X làm lại phiếu bầu nhưng ông X đã bỏ cả hai lá phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vị phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?        

A. Chị M, ông X và chị H.                       
B. Ông X, anh A và chị M.
C. Ông X, chị M và chị H
D. Chị M và ông X.

Câu 33. Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động khi:
A. lựa chọn thời gian đóng thuế.
B. tự do tìm kiếm việc làm.
C. Ủy quyền kí kết hợp đồng lao động.
D. phê duyệt thỏa ước lao động tập thể

Câu 34. Chị T kế toán nghi ngờ anh D biết việc chị và ông K giám đốc Sở cấu kết rút tiền cơ quan cho vay nặng lãi nên xúi giục ông K đuổi việc anh D. Thấy mình bị sa thải, lại bị chị T trì hoãn thanh toán các khoản tiền theo đúng quy định, anh D phản ánh với ông Q cán bộ cơ quan chức năng. Vì đã nhận của ông K một trăm triệu đồng, ông Q báo cho ông K biết việc này. Phát hiện sự việc, anh D thuê anh B đánh ông Q gãy chân. Những ai dưới đây là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo.

A. Ông K, chị T và ông Q.
B. Ông K và chị T.
C. Ông K và ông Q.
D. Ông K, anh D và ông Q.

Câu 35. Chị B và anh A cùng nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh. Biết mình chưa có bằng chuyên ngành, chị B đã đưa cho anh H cán bộ cơ quan chức năng năm mươi triệu đồng nhờ giúp đỡ nên anh H loại hồ sơ đủ điều kiện của anh A và cấp giấy phép kinh doanh cho chị B. Anh A bị vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
B. Kinh doanh đúng ngành nghề được cấp phép.
C. Chủ động liên doanh với các cá nhân, tổ chức
D. Tự chủ đăng kí kinh doanh.

Câu 36. Anh A đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh A không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh B đi sau một đoạn đâm vào xe máy của anh A làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. B đòi A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A không chịu bồi thường vì cho rằng việc B bị thương và xe bị hư hại là không phải do mình mà do cành cây gây ra. B đã gọi anh K và anh S đến đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Anh A .
B. Anh S và anh K.
C. Anh B, anh K và anh S.
D. Anh A, anh B, anh K và anh S.

Câu 37. Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Doanh nghiệp X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 38. Cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Nghiên cứu tiểu sử ứng cử viên.
B. ủy quyền tham gia bầu cử.
C. Chứng kiến niêm phong hòm phiếu.
D. Tìm hiểu danh sách đại biểu.

Câu 39. Khẳng định nào dưới đây là đúng :Thông thường giá cả của hàng hóa
A. luôn thấp hơn hoặc bằng giá trị của nó.
B. tỉ lệ nghịch với giá trị của nó

C. luôn bằng hoặc cao hơn giá trị của nó.
D. tỉ lệ thuận với giá trị của nó.

Câu 40. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
D.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
--------------------------------------------------hết-----------------------------------------

Đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1C11C21A31B
2D12A22C32D
3C13C23B33B
4C14D24C34B
5B15D25A35D
6S16A26A36C
7D17C27C37B
8C18D28A38B
9A19A29C39D
10A20A30B40D

Câu 17

. Đáp án C
Giải thích: Theo quy định của pháp luật thì không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Trong trường hợp trên Ông T đã vi phạm vào điều 20 khoản 2 hiến pháp 2013.

Câu 19. Đáp án A 
Giải thích: Trong trường hợp này thì ông Q và bà G đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo vì đã ngăn cản việc kết hôn của con vì lí do chị H là người theo đạo, đã phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo

Câu 27. Đáp án C
Giải thích: Theo quy định của pháp luật để khuyến khích các doanh ngiệp sản xuất kinh doanh nhà nước có chính sách miễn thuế, giảm thuế cho các trong thời gian đầu mới thành lập, chuyển địa bàn kinh doanh từ nơi thuậnlowij đến nơi khó khăn..

Câu 28. Đáp án A
Giải thích: Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu. Đây thể hiện quyền sở hữu tài sản của công dân hay nói cách khác là quyền định đoạt tài sản của công dân. Còn các đáp án còn lại là những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 36.

Đáp án C
Giải thích: Trong trường hợp này, anh A không có lỗi. Còn anh B đã thuê anh K và anh S đánh người và lấy tài sản của người khác nên anh B, anh K và anh S đã vi phạm pháp luật.

Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 6 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài giáo dục công dân, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM