Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 5 có đáp án được các thầy cô bộ môn giáo dục công dân xây dựng sát với kiến thức đã học, sát với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD.
Đề thi thử
Câu 1: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm ?
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
Câu 2: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” điều này phù hợp với:
A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
C. Nguyện vọng của mọi công dân.
D. Hiến pháp.
Câu 3: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là?
A. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5: Pháp luật là gì?
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 6: Pháp luật có đặc điểm là?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực, bắt buộc chung có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 7: Điền vào chổ trống: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành ……………………..mà Nhà nước là đại diện.
A. Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. Phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân.
D. Phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 8: Những yếu tố tự nhiên mà lao đông của con người tác động vào được gọi là?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Nguyên liệu.
Câu 9: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm pháp luật hành chính
B. Vi phạm pháp luật hình sự
C. Bị xử phạt vi phạm hành chính
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 10: Các tổ chức cá nhân không làm những việc PL ngăn cấm là :
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Từ 18 tuổi trở lên
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên
Câu 12: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa ?
A. Điện.
B. Nước máy.
C. Không khí.
D. Rau trồng để bán.
Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là ?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 14: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 15: Công dân bình đẳng trước pháp luật là?
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 16: Nội dung nào không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong hiến pháp và luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trước pháp luật.
Câu 17: Biểu hiện của bình đẳng trong nhân thân giữa vợ và chồng là:
B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D. Tài sản chung của vợ chồng, cả 2 vợ chồng có quyền quyết định.
Câu 18: Biểu hiện của bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng là?
A. Chí có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo con cái.
B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
D. Vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung.
Câu 19: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:
A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
D. A, B& C.
Câu 20: Sản xuất của cải vật chất là quá trình?
A. Tạo ra của cải vật chất.
B. Sản xuất xã hội.
C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm.
D. Tạo ra cơm ăn áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
Câu 21: Chủ thể của giao kết hợp đồng là?
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Người lao động và người sử dụng lao động.
C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. Giữa 2 người lao động với nhau.
Câu 22: Vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là ?
A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. Những tài sản có trong gia đình.
C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng .
Câu 23: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây.
A. Gửi tiền vào ngân hàng.
B. Mua vàng cất vào két.
C. Mua xe ô tô.
D. Mua đô la Mĩ.
Câu 24: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là?
A. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
B. Bất cứ ai cũng có quyền mua, bán hàng hóa.
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
D. Mọi cá nhân đều có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.
Câu 25: Nội dung cơ bản của bình đẳng lao động nam và nữ là?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Lao động nam và nữ bình đẳng trong tuyển dụng, hưởng lương, chế độ khác.
Câu 26: Nội dung nào không phải là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.
C. Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
D. Người đã theo tôn giáo không được quyền bỏ theo tôn giáo khác.
Câu 27: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là?
A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tôi.
C. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
Câu 28: Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa ?
A. Công dân với công dân.
B. Nhà nước với công dân.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 29: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
B. Khi nghi ngờ người đó thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn.
C. Khi nghi ngờ ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm.
D. Khi người đó chuẩn bị thực hiện hành vi trộm cắp.
Câu 30: Nội dung nào là không phải ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
B. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho công dân.
C. Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.
D. Nhằm ngăn chặn hành vi bôi nhọ nhân phẩm công dân.
Câu 31: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng:
A. Đang thực hiện tội phạm.
B. Sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 32: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị?
A. Phạt cảnh cáo.
B. Cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.
Câu 33: Sau khi tốt nghiệp THPT, gia đình đã tổ chức đám cưới cho Lan khi cô mới 18 tuổi, chồng cô vừa tròn 20 tuổi. Ai là người đã vi phạm về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật?
A. Lan vi phạm.
B. Chồng Lan vi phạm.
C. Cả Lan và chồng lan vi phạm.
D. Gia đình Lan vi phạm.
Câu 34: Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là?
A. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.
B. Trong cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Câu 35: Nguyễn Văn A 17 tuổi phạm tội giết người, cướp tài sản. A phải chấp hành hình phạt nào sau đây?
A. Cảnh cáo.
B. Tù có thời hạn.
C. Tù chung thân.
D. Tử hình.
Câu 36: Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng.
A. Như nhau.
B. Ngang nhau
C. Bằng nhau.
D. Có thể khác.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Cán bộ công chức nhà nước.
B. Tất cả mọi công dân.
C. Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
D. Nhân dân.
Câu 38: Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 39: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:
A. Quản lý xã hội.
B. Bảo vệ giai cấp.
D. Bảo vệ các công dân.
Câu 40: Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào?
A. Quan hệ xã hội.
B. Quan hệ đạo đức.
C. Quan hệ kinh tế.
D. Quan hệ chính trị.
Đáp án
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | D | 11 | C | 21 | B | 31 | D |
2 | B | 12 | C | 22 | A | 32 | D |
3 | A | 13 | B | 23 | B | 33 | C |
4 | B | 14 | C | 24 | C | 34 | B |
5 | C | 15 | D | 25 | D | 35 | B |
6 | C | 16 | D | 26 | D | 36 | D |
7 | A | 17 | C | 27 | C | 37 | B |
8 | A | 18 | D | 28 | C | 38 | C |
9 | B | 19 | D | 29 | A | 39 | A |
10 | C | 20 | C | 30 | D | 40 | B |
Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 5 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài GDCD, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.