Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn GDCD số 20

Xuất bản: 30/03/2020

Đề thi thử THPTQG 2020 môn GDCD số 20 được Học Tốt tổng hợp, chia sẻ giúp rèn luyện kĩ năng giải đề thi THPT quốc gia môn giáo dục công dân tốt nhất.

Mục lục nội dung

Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD  số 20 được các thầy cô giáo bộ môn GDCD xây dựng sát với kiến thức đã học, tương tự với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD của Học tốt nhé.

Đề thi thử

Câu 1. Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa do chịu sự tác động của

A. trình độ lao động của người sản xuất.
B. chi phí sản xuất.
C. quy luật giá trị.
D. cung – cầu, cạnh tranh.

Câu 2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý

A. xã hội.                                
B. công dân.
C. giai cấp.
D. người lao động.

Câu 3. Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí nguyện vọng của

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                   
B. Nhà nước pháp quyền XHCN.
C. cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?

A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất.             
B. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.
D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.

Câu 5. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.    
B. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.
C. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .
D. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.

Câu 7.  Em X 15 tuổi điều khiển xe máy có dung tích 50cm3 đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã nhắc nhở em. Việc làm của cảnh sát giao thông thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                             
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính nghiêm minh của pháp luật.

Câu 8. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là

A. phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động.              
B. phát triển sản xuất và dịch vụ.
C. phát triển các loại hình dịch vụ ở thành thị và nông thôn.
D. phát triển sản xuất.

Câu 9. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện

A. tính chất chung của pháp luật.                
B. tính phù hợp của pháp luật.
C. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.

Câu 10. Bà Q trồng rau ở xã K nhưng lại mang rau đến chợ P của xã H để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Việc bán rau của bà Q đã chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết trong lưu thông.                        
B. Điều tiết sản xuất.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

Câu 11. Trong lưu thông, hàng hoá này có thể trao đổi được với hàng hoá kia là do chúng có

A. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau.    
B. chất lượng và thời gian lao động như nhau.
C. giá trị sử dụng và mẫu mã giống nhau.
D. mẫu mã và chất lượng tương đương nhau.

Câu 12. Việc làm nào sau đây có lợi cho môi trường?

A. Trồng cây gây rừng.                                                              
B. Đắp đê chắn sóng.
C. Xây dựng các công trình thuỷ điện.
D. Xây cầu làm đường giao thông.

Câu 13. Đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hóa là

A. trao đổi hàng hóa trên thị trường.                       
B. sản phẩm làm ra để bán.
C. đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
D. mua bán hàng hóa trên thị trường.

Câu 14. Trong nền kinh tế hàng hóa tiền thể hiện

A. giá trị xã hội chung.                                        
B. giá trị trao đổi chung.
C. sự giàu có của mỗi cá nhân.
D. sự giàu có của mỗi quốc gia.

Câu 15. Anh P là nhân viên Công ty B có lần đi làm muộn bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương không đúng với quy định của pháp luật. Anh P cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.                                
B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.

Câu 16. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền

A. tự do ngôn luận.                                                                 
B. tự do dân chủ.
C. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. tham gia xây dựng đất nước.

Câu 17. S không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. S cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, S có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không?

A. Có thể học bất cứ ngành nào.
B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
D. Có thể học tập không hạn chế.

Câu 18. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua

A. giá trị của hàng hoá.                                  
B. công dụng của hàng hoá.
C. giá trị trao đổi.
D. giá cả trên thị trường.

Câu 19. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

A. quyền học tập của công dân.                                     
B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân.
D. quyền lao động của công dân.

Câu 20.  Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện

A. tính giai cấp của Nhà nước.        
B. tính nhân dân của Nhà nước.
C. tính dân tộc của Nhà nước.
D. tính cộng đồng của Nhà nước.

Câu 21. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Việc ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ

A. thực tiễn đời sống xã hội.                         
B. mục đích bảo vệ tổ quốc.
C. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân.
D. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.

Câu 22. Công ty A  hợp đồng với công ty  B về cung cấp nguyên liệu để sản xuất giày da xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công ty B không làm đúng như hợp đồng đã thỏa thuận gây thiệt hại cho công ty A. Trong trường hợp này công ty B đã vi phạm

A. hình sự.                                        
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỷ luật.

Câu 23. Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.
C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.
D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Câu 24. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                 
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối.
D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.

Câu 25. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, bà M đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của bà M thể hiện pháp luật là phương tiện

A. để công dân thực hiện quyền của mình.        
B. để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
C. để công dân có quyền tự do hành nghề.
D. để công dân thực hiện được ý định của mình.

Câu 26. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính phổ cập.                          
B. Tính rộng rãi.
C. Tính nhân văn.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 27. Tòa án nhân dân tỉnh H quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông X là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông X. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ bảo vệ tài sản.                        
B. nghĩa vụ công dân.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. chấp nhận hình phạt.

Câu 28. Sau 3 năm vay vốn của nhà nước, ông A đã xây dựng được một công ty xuất khẩu nông sản, tuyển dụng nhiều lao động tại địa phương. Ông A đã thực hiện theo phương hướng giải quyết việc làm nào dưới đây?

A. thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.          
B. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
D. khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.

Câu 29. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.                    
B. Vợ chồng chị N và chị D.
C. Vợ chồng chị V và chị D.
D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Câu 30. Chị P và anh K yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng bố chị P lại muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục bố không được, chị P phải viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?

A. Là yếu tố điều chỉnh suy nghĩ của mọi người.
B. Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.
C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.

Câu 31. Đã nhiều lần thấy A nói chuyện qua điện thoại, B tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của B xâm phạm đến quyền

A. được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.                             
B. bí mật điện tín.
C. được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
D. được pháp luật bảo đảm vê bí mật đời tư.

Câu 32. Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Công an vào khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
D. Công an vào khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.

Câu 33. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, ủng hộ cái tốt là thực hiện quyền

A. tham gia ý kiến.                                 
B. tự do ngôn luận.
C. tự do tư tưởng.
D. tự do báo chí.

Câu 34. Hành vi nào dưới đây là đúng với pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Cưỡng chế giải tỏa nhà đang xây dựng.
C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.
D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.

Câu 35. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín?

A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.
B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.
C. Thư nhặt được thì được phép xem.
D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra.

Câu 36. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, K là sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của K đã xâm phạm tới quyền

A. tự do cá nhân.                                                    
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
D. được đảm bảo bí mật về đời tư.

Câu 37. Những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân cho thấy

A. chỗ ở của công dân được tôn trọng.                       
B. chỗ ở của công dân được bảo vệ.
C. quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
D. pháp luật tôn trọng và bảo vệ tài sản của công dân.

Câu 38. Sau 6 năm làm công nhân, anh K vào học hệ Đại học tại chức tại trường Đại học X. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học bất cứ ngành nghề nào.                                      
B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 39. M và N là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị M và anh S nên có lần N đã đọc trộm tin nhắn của anh S gửi cho chị M. Hành vi này của N đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị M?

A. Quyền bí mật đời tư.                                                      
B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.

Câu 40. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau khiến người đi đường dừng lại gây ách tắc giao thông. Thấy người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Anh K và bạn gái.                                                                  
B. Anh B, K và bạn gái.
C. Anh K, bạn gái và người quay video.
D. Anh K và anh B.

Đáp án đề số 20 thi thử GDCD THPTQG

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1D11A21A31C
2A12A22C32B
3D13B23C33B
4D14A24B34A
5D15D25A35D
6A16C26D36C
7B17C27C37C
8A18D28D38C
9C19A29D39D
10A20C30C40D

Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 20 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài giáo dục công dân, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM