Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn GDCD số 19

Xuất bản: 29/03/2020

Đề thi thử THPTQG 2020 môn GDCD số 19 được Học Tốt tổng hợp, chia sẻ giúp rèn luyện kĩ năng giải đề thi THPT quốc gia môn giáo dục công dân tốt nhất.

Mục lục nội dung

Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD  số 19 được các thầy cô giáo bộ môn GDCD xây dựng sát với kiến thức đã học, tương tự với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD của Học tốt nhé.

Đề thi

Câu 1: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:

A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D. .Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 2: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 3: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng:

A. Giáo dục        
B. Đạo đức
C. Pháp luật
D. Kế hoạch

Câu 4 : Pháp luật là :

A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 5 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 6: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:

A. Lợi ích kinh tế của mình        
B. Các quyền của mình
C. Quyền và nghĩa vụ của mình
D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 8: “ Góp phần vào việc nâng cao dân trí, làm cho đất nước trở thành một nước phát triển, văn minh”  là nội dung:

A. Thực hiện đồng bộ trong giáo dục.
B. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển
C. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
D. Trách nhiệm của công dân về quyền học tập, sáng tạo, phát triển.

Câu 9: Không có pháp luật  thì XH sẽ không:

A. Dân chủ và hạnh phúc.            
B. Trật tự và ổn định.
C. Hòa bình và dân chủ.
D. Sức mạnh và quyền lực.

Câu 10: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

A. Sử dụng pháp luật.                
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:

A. Quy tắc quản lí của nhà nước        
B. Quy tắc kỉ luật lao động
C. Quy tắc quản lí XH
D. Nguyên tắc quản lí hành chính

Câu 12 : Pháp luật có đặc điểm là :

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 13. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ
C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.
D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

Câu 14 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :

A. Sử dụng pháp luật.                
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:

A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo.        
B. Thu nhập, tuổi tác địa vị.
C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính.

Câu 16: Thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân.        
B. Hòa giải.
C. Li hôn.
D. Li thân.

Câu 17: Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn,  hành vi này xâm phạm quyền gì của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.          
B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Câu 18.

Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. Nam từ  20 tuổi trở lên, Nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam và Nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ đủ 16 tuổi , Nữ từ đủ 15 tuổi.

Câu 19:  Học  tập là công việc …….đối với mỗi con người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội.

A. Vô cùng  quan trọng và rất cần thiết.    
B. Không quan trọng.
C. Không ích lợi.
D. Quan trọng.

Câu 20: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là:

A. Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
B. Nhằm bảo vệ sức khỏe và danh dự cho công dân.
C. Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.
D. Nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 21 : Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là :

A.  Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.

Câu 22: Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hang nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 23 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm theo quy định pháp luật là nội dung:

A. Sử dụng pháp luật.                
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 24:  Công dân có quyền học thường xuyên, học suốc đời được biểu hiện nội dung:

A. Công dân có quyền phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.
B. Công dân có thể học ở nhiều loại trường lớp khác nhau, quốc lập hoặc dân lập.
C. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.
D. Công dân có quyền học những ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện của mình.

Câu 25: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để :

A. Thực hiện cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Câu 26.  Anh H (đủ 16 tuổi) đi xe máy ngược đường một chiều, đã va chạm vào xe anh B và hậu quả là cả 2 đều bị thương nhẹ phải nằm viện, xe của anh B bị hỏng. Theo  em, trường hợp này H bị xử lý như thế nào?

A. Không thể xử lý do H mới 16 tuổi.
B. H không bị xử lí do cả hai đều bị thương, phải nằm viện.
C. H phải chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho anh B.
D. H phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho anh B.

Câu 27. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải

A. chịu trách nhiệm hình sự.
B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. bị truy tố và xét xử trước tòa án.
D. bị khiển trách, cảnh cáo.

Câu 28: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:

A. Năng động.        
B. Sáng tạo.
C. Bền vững.
D. Liên tục.

Câu 29: Học tập mới có tri thức để làm chủ cuộc đời mình và là ............của đất nước đang bước vào kỉ nguyên văn minh:

A. Công dân có ích.            
B. Công nhân.
C. Kỷ sư.
D. Nhà khoa học.

Câu 30: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:

A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường, quốc phònvà an ninh.
C. Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.

Câu 31: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện

A. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
B. trật tự, an toàn xã hội.
C.hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
D. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.

Câu 32: “Công dân có quyền học phù hợp năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình” là nội dung thuộc:

A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 33. Nhà nước có chính sách ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là  đã thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền tự do, dân chủ.
C. sự ưu ái đối với con em đồng bào dân tộc.
D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 34: Chị A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện trên đường, trong trường hợp này chị A đã:

A. Không sử dụng pháp luật.          
B. Không thi hành pháp luật.
C. Không tuân thủ pháp luật.
D. Không áp dụng pháp luật.

Câu 35:  Học tập là một trong những:

A. Nghĩa vụ của công dân.    
B. Ý thức của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 36: “Quyền học tập của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, địa vị, tôn giáo …” là nội dung thuộc:

A. Quyền sở hữu công nghiệp.            
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 37: Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện?

A. Hai điều kiện                                                       
B. Bốn điều kiện
C. Ba điều kiện
D. Một điều kiện

Câu 38: Hàng hóa có hai thuộc tính là

A. Giá trị và giá cả                                                     
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng
D. Giá trị và giá trị sử dụng

Câu 39: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị                                                   
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán

Câu 40: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?

A. Gửi tiền vào ngân hàng                                       
B. Mua vàng cất vào két
C. Mua xe ô tô
D. Mua đô là Mĩ

Đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1D11A21B31C
2B12C22C32B
3C13C23C33A
4C14B24B34B
5D15C25D35D
6D16A26C36D
7D17C27B37C
8D18B28C38D
9B19A29A39B
10A20A30A40B

Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 19 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài giáo dục công dân, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM