Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn GDCD số 15

Xuất bản: 29/03/2020

Đề thi thử THPTQG 2020 môn GDCD số 15 được Học Tốt tổng hợp, chia sẻ giúp rèn luyện kĩ năng giải đề thi THPT quốc gia môn giáo dục công dân tốt nhất.

Mục lục nội dung

Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD  số 15 được các thầy cô giáo bộ môn GDCD xây dựng sát với kiến thức đã học, tương tự với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD của Học tốt nhé.

Đề thi

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Pháp luật là

A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 2. Đặc trưng nào sau đây là của pháp luật?

A. Tính hiện đại.                         
B. Tính nhân văn.
C. Tính truyền thống.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 3. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật ?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.            
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân văn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 4. Trên đường phố, tất cả mọi người đều chấp hành luật giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính bắt buộc chung.            
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân văn .
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 5. Bạn B bắt trộm gà của nhà người khác. Hành vi của B vi phạm

A. phong tục tập quán.                    
B. pháp luật.
C. quy ước.
D. nội quy.

Câu 6. Thực hiện pháp luật là những hoạt động có mục đích của cá nhân, tổ chức trở thành hành vi

A. hợp pháp.
B. phù hợp đạo đức.
C. nhân văn.
D. tự nguyện.

Câu 7. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?

A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ.
B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.

Câu 9. Trong các tình huống sau, đâu là hành vi thi hành pháp luật?

A. Doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Anh G làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh may mặc.
C. Doanh nghiệp X không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
D. Công an môi trường xử phạt doanh nghiệp P vì xả nước thải chưa xử lý ra môi trườn

Câu 10. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là công dân

A. ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều bị hạ bậc lương.
C. vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 11. Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A. giao ước lao động.
B. cam kết lao động.
C. thỏa thuận lao động.
D. hợp đồng lao động.

Câu 12. Những quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm

A. bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. bảo đảm quyền tự do về thân thể của công dân.
C. khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội.
D. khơi dậy và phát huy quyền dân chủ của công dân.

Câu 13. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là:

A. Tiêu thụ sản phẩm.                  
B. Tạo ra lợi nhuận.
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. Giảm giá thành sản phẩm.

Câu 14. Trường hợp không đúng nào dưới đây người sử dụng lao động không bố trí lao động nữ và làm các công việc?

A. Người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động trong mọi trường hợp.
B. Người sử dụng lao động không có quyền sa thải lao động nữ vì lí do kết hôn.
C. Người sử dụng lao động không có quyền sa thải lao động nữ vì nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. Người sử dụng lao động không có quyền sa thải lao động nữ vì lí do thai sản.

Câu 15. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sáng tạo là quyền

A. cơ bản của công dân.
B. dân chủ của công dân.
C. quyền phát triển của công dân.
D. bảo đảm và thực hiện quyền bình đẳng của công dân.

Câu 16. Học tập là quyền và cũng là trách nhiệm của

A. nhà nước.
B. xã hội
C. gia đình.
D. công dân.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là phù hợp với hoạt động bảo vệ môi trường?

A. Vứt rác ra xa nơi ở của mình.
B. Vật nuôi bị chết thì vứt ra sông, suối.
C. Phân loại rác thải để xử lí hiệu quả.
D. Chôn chất độc hại chưa qua xử lí vào đất.

Câu 2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc

A. thiểu số được ưu tiên phát triển kinh tế.
B. thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
C. thiểu được hưởng thụ văn hóa, giáo dục.
D. trong một quốc gia được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Các dân tộc ở Việt Nam đều được tham gia vào bộ máy nhà nước.
B. Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư phát triển kinh tế cho dân tộc đa số.
C. Tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số không được sử dụng trong giao tiếp.
D. Chỉ giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc đa số.

Câu 4. Trường hợp nào dưới đây thực hiện đúng nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó.
B. Sa thải nhân viên vì không theo đạo Thiên chúa.
C. Chỉ có các cơ sở tôn giáo của đạo Phật được nhà nước bảo hộ.
D. Các tôn giáo khác nhau đều hoạt động theo quy định pháp luật.

Câu 5. Công an chỉ được bắt người trong trường hợp có quyết định của

A. Chủ tịch UBND.            
B. Thủ trưởng cơ quan.
C. Toà án nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.

Câu 6. Bất kỳ ai cũng có quyền được bắt người, khi người đó đang

A. thực hiện hành vi phạm tội.            
B. bị nghi ngờ phạm tội.
C. có dấu hiệu thực hiện phạm tội.
D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Chỉ có công an mới có quyền bắt người đang bị truy nã.
C. Chỉ có người trên 18 tuổi mới có quyền bắt người.
D. Người chưa từng phạm tội mới có quyền bắt người.

Câu 8. Khẳng định nào sau đây không đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Công dân được bắt người đang phạm tội quả tang.
B. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
C. Chỉ có công an mới có quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải người đang phạm tội đến cơ quan công an.

Câu 9. Theo em,“Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội” thể hiện nội dung của pháp luật trong lĩnh vực nào?

A. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.
B. Xây dựng lối sống văn minh.
C. Xây dựng gia đình văn hóa.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 10. Thông qua quyền bầu cử và ứng cử nhân dân được thực thi hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Gián tiếp.        
B. Trực tiếp.
C. Cơ bản.
D. Tự do.

Câu 11. Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là

A. cá nhân, tổ chức.        
B. cơ quan, tổ chức.
C. nhà nước.
D. công dân.

Câu 12. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo là

A. cá nhân, tổ chức.        
B. cơ quan, tổ chức.
C. nhà nước.
D. công dân.

III. VẬN DỤNG THẤP

Câu 1. Ông N - bố chị H ngăn cấm chị H và anh T kết hôn vì lí do hai anh chị không cùng đạo. Hành vi của ông N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
D. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.

Câu 2. X được ủy ban nhân dân xã Q gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, bố mẹ X sợ con mình vất vả nên đã định nhờ người xin hoãn. Nếu là một thành viên trong gia đình của X em sẽ có xử sự theo quan điểm nào dưới đây phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Không đồng ý với gia đình vì đấy là hành vi trốn tránh nghĩa vụ công dân.
B. Đồng ý với gia đình vì nếu đủ điều kiện và phải nhập ngũ anh trai sẽ vất vả.
C. Không ý kiến vì việc trên là của anh, bố mẹ và những thành viên khác.
D. Sẽ đồng ý hoặc không đồng ý theo ý kiến của số đông trong gia đình.

Câu 3. Anh B đề nghị trưởng công an huyện F xem xét lại quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với mình. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Khiếu nại    .         
B. Tố cáo.
C. Tự do đi lại.
D. Tự do cư trú.

Câu 4. X đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì bỏ về giữa chừng vì không chấp hành nỗi kỉ luật của đơn vị. Là bạn thân của X, em sẽ khuyên X

A. quay lại hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
B. bỏ nghĩa vụ quân sự.
C. đừng quan tâm đến chuyện đó nữa.
D. lấy vợ để khỏi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự.

Câu 5. Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền kết hợp lao động và học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập

Câu 6. Bạn K tìm ra phương pháp giải toán mới khác với cách giải của thầy giáo. Theo em, bạn K đã thực hiện tốt quyền

A. học tập.
B. sáng tạo.
C. phát triển.
D. sáng chế.

Câu 7. Hàng xóm gần nhà em nhận giữ trẻ, người giữ trẻ thường xuyên có hành vi quát mắng thậm chí đánh đập các cháu bé. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Coi như không biết vì không phải việc của mình.
B. Quay phim chụp hình tung lên mạng để chia sẻ với người khác.
C. Báo với chính quyền địa phương để can thiệp.
D. Cùng bạn bè đến xem cho vui.

Câu 8. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là

A. Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
B. Bảo vệ quyền lợi của người kinh doanh.
C. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
D. Đảm bảo chất lượng kinh doanh.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Do ghen ghét M yêu N, V đã thuê người đánh M. Hành vi của V đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tự do yêu đương.
B. Bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
C. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân.
D. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 2. Vì mâu thuẫn cá nhân, T dùng dao chém trọng thương Q. Hành vi của T vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.    
B. Hành chính.
C. Kỉ luật.
D. Dân sự.

Câu 3. Sau khi tốt nghiệp THPT, A có giấy gọi nhập ngũ. A tìm mọi lí do để không phải nhập ngũ. Hành vi của A là
A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm kỉ luật.
D. vi phạm hành chính.

Câu 4 . Ông B có cháu trai và cháu gái nhưng ông B chỉ mua đồ chơi cho cháu trai nên đã dẫn đến sự đố kị giữa các cháu. Là người thân trong gia đình, em sẽ làm gì?

A. Kệ, việc ai nấy lo.
B. Khuyên ông B nên bình đẳng giữa các cháu.
C. Khuyên cháu gái nên biết phận mình.
D. Tố cáo ông B đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

-------------Hết-----------

Đáp án

CÂUNHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNG
THẤPCAO
1CCBB
2DDAA
3AAAB
4BDAB
5BCA
6AAA
7AAC
8ACA
9AD
10CA
11DA
12CD
13B
14A
15A
16D

Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 15 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài giáo dục công dân, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM