Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa ( Mã 306) giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT sắp tới, rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Địa lớp 12.
Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa mã đề 306
Bộ đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, nội dung bám sát theo chương trình học môn Địa Lý lớp 12. Các em có thể làm bài online hoặc ghi bài làm của mình ra giấy và so sánh với đáp án ở cuối bài viết.
Phần 1: Đề thi
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 -7 cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng vòng cung?
A. Sông Gâm.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Ngân Sơn
D. Bắc Sơn.
Câu 2: Thiên nhiên dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm là
A. thềm lục địa rộng và nông.
B. phong cảnh thiên nhiên trù phú.
C. mở rộng với các bãi triều thấp phẳng
D. các dạng địa hình bồi tụ và mài mòn xen kẽ nhau.
Câu 3: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta là
A. Đới rừng xích đạo.
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
C. Đới rừng nhiệt đới.
D. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
Câu 4: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và phần phía nam của khu vực Tây Bắc
C. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc
D. Trung du miền núi phía Bắc
Câu 5: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
A. Miền Bắc có hồ thủy điện chứa lượng nước lớn.
B. Miền Bắc mưa quanh năm.
C. Mùa khô ở miền Bắc là mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây ra hiện tượng mưa phùn
D. Miền Bắc có nhiều công trình thủy lợi cung cấp nước
Câu 6: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm
A. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
B. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20°C
C. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
D. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9 cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu nước ta?
A. Tổng lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều.
B. Tháng 1 nhiệt độ phía bắc cao hơn phía nam.
C. Tháng bão chậm dần từ bắc vào nam.
D. Tháng VII nhiệt độ cao đều khắp cả nước
Câu 8
: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13 ngọn núi cao trên 2000m của miền Bắc và đồng bằng Bắc Bộ không phải làA. Phu Tha Ca
B. Yên Tử.
C. Kiều Liêu Ti.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 9: Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung núi lớn chụm lại ở Tam Đảo là đặc điểm của vùng núi
A. Trường Sơn Bắc
B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc
D. Đông Bắc
Câu 10: Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
A. có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa
B. mùa đông chịu tác động mạnh của gió Tín Phong.
C. chia làm hai mùa mưa khô rõ rệt.
D. có mưa vào mùa thu đông.
Câu 11: Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là
A. phát triển cơ sở chế biến.
B. thị trường xuất khẩu.
C. có nhiều giống cho năng suất cao.
D. nhà nước có chính sách ưu đãi.
Câu 12: Loại rừng nào sau đây của nước ta được trồng với diện tích lớn nhất?
A. Rừng phòng hộ đầu nguồn.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ ven biển.
Câu 13: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do
A. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
B. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.
C. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
D. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5 cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển
A. Thanh Hoá.
B. Quảng Ninh.
C. Quảng Ngãi.
D. Hà Nam.
Câu 15: Hệ sinh thái rừng nào sau đây của nước ta hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ?
A. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
B. Rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
C. Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
D. Rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá.
Câu 16: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là do
A. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển Đông.
C. ảnh hưởng của biển Đông và tác động của gió mùa
D. độ cao địa hình và hướng của các dãy núi.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 8 cho biết nơi nào sau đây có khí tự nhiên?
A. Rạng Đông.
B. Tiền Hải.
C. Bạch Hổ.
D. Kiên Lương.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trong 12 cho biết vườn quốc gia Pù Mát nằm ở phân khu địa lí động vật nào sau đây?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung Trung Bộ.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11 cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?
A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung bộ và Đồng bằng Nam Bộ.
C. Đông Bắc và Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Bắc
Câu 20: Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại của lũ quét?
A. Xây hồ, đập chứa nước ở đồng bằng.
B. Quy hoạch các điểm dân cư tránh vùng có thể xảy ra lũ quét.
C. Trồng rừng, kết hợp các biện pháp thủy lợi.
D. Hạn chế dòng chảy mặt, chống xói mòn đất.
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10 cho biết vùng nào dưới đây có nhiều vịnh của sông đổ ra biển nhiều nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Trung Bộ.
Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11 cho biết phát biểu nào sau đây đúng với đất Việt Nam
A. Đất feralit tập trung ở đồng bằng, phù sa ở đồi núi.
B. Đất mặn, phèn, cát ở các đồng bằng không đáng kể.
C. Đất đỏ badan, đất phù sa sông có diện tích nhỏ.
D. Có nhiều loại đất khác nhau, phân bố xen kẽ nhau.
Câu 23: Vùng núi nào sau đây có thiên nhiên phân hóa đầy đủ 3 đai cao?
A. Đông Bắc
B. Trường Sơn Nam.
C. Trường Sơn Bắc
D. Tây Bắc
Câu 24: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. vai trò của Biển Đông.
B. sự hiện diện của các khối khí.
C. vị trí địa lí.
D. hướng các dãy núi.
Câu 25: Thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ) là thời kì hoạt động mạnh của gió
A. Gió fơn.
B. Tây Nam.
C. Đông Bắc
D. Tín Phong
Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9 cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Nam?
A. Trung và Nam Bắc Bộ.
B. Tây Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đông Bắc Bộ.
Câu 27: Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta là
A. khối khí lạnh từ áp cao Xibi
B. khối khi xích đạo ẩm.
C. khối khí chí tuyến nửa cầu Nam.
D. khối khí vịnh Tây Bengan.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9 cho biết phát biểu nào sau đây đúng với thời gian mưa nước ta?
A. Mưa đều quanh năm.
B. Miền Trung có mưa rất ít.
C. Tổng lượng mưa năm nhỏ.
D. Mưa ở các nơi không đều.
Câu 29: Cho biểu đồ
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2010 2015?
A. Giá trị nhập khẩu tăng ít hơn giá trị xuất khẩu.
B. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng.
C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.
D. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu.
Câu 30: Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phân hóa theo mùa là do
A. Chế độ mưa theo mùa
B. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
C. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
D. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn
Câu 31: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta có đặc điểm là.
A. nhiệt độ trung bình năm dưới 25°C
B. khí hậu quanh năm mát mẻ.
C. biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
D. nền nhiệt độ thiên về khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 32: Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2005 | 2010 | 2013 | 2015 |
---|---|---|---|---|
Cây công nghiệp hằng năm | 861,5 | 797,6 | 730,9 | 676,6 |
Cây công nghiệp lâu năm | 11633,6 | 2010,5 | 2110,9 | 2154,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ kết hợp.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ miền.
Câu 33: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
A. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc
B. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
C. nằm ở vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
D. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Câu 34: Dân cư nước ta hiện nay phân bố
A. hợp lý giữa các vùng
B. chủ yếu ở thành thị.
C. đồng đều giữa các vùng.
D. tập trung ở khu vực đồng bằng.
Câu 35: Đồi núi nước ta chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
A. 3/5 diện tích lãnh thổ.
B. 1/3 diện tích lãnh thổ.
C. 3/4 diện tích lãnh thổ.
D. 1/2 diện tích lãnh thổ.
Câu 36: Cho bảng số liệu:
GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm | Tổng số | Nông – lâm –thủy sản | Công nghiệp – xây dựng | Dịch vụ |
---|---|---|---|---|
2000 | 441646 | 108356 | 162220 | 171070 |
2014 | 3542101 | 696969 | 1307935 | 1537179 |
(Năm 2014 không tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm).
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Từ năm 2000 đến năm 2014, tỷ trong GDP khu vực nông - lâm - thủy sản của nước ta giảm
A. 3,9%
B. 4,0%.
C. 4,9%.
D. 5,9%.
Câu 37
: Cho bảng số liệuDiện tích gieo trồng cao su và cà phê ở nước ta qua các năm (Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2010 | 2013 | 2014 | 2015 |
---|---|---|---|---|
Cao su | 748,7 | 958,8 | 978,9 | 958,6 |
Cà phê | 554,8 | 637,0 | 641,2 | 643,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng cao su và cà phê ở nước ta giai đoạn 2010 - 2016
A. Diện tích gieo trồng cà phê tăng nhanh hơn diện tích gieo trồng cao su.
B. Diện tích gieo trồng cao su luôn lớn hơn diện tích gieo trồng cà phê.
C. Diện tích gieo trồng cao su và diện tích gieo trồng cà phê đều tăng.
D. Diện tích gieo trồng cao su tăng nhiều hơn diện tích gieo trồng cà phê
Câu 38: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng.
B. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
D. Thềm lục địa miền Trung thu hẹp tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
Câu 39: Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới?
A. Sa mu, pơ-mu. B. Dẻ, po-mu. C. Dầu, vang D. Dė, re.
Câu 40: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của Biển Đông?
A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Là biến tương đối kín.
C. Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.
D. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.
Phần 2: Đáp án
Sau khi hoàn thành bài thi, các em so sánh với đáp án dưới đây
1 | B | 11 | B | 21 | B | 31 | C |
2 | D | 12 | C | 22 | D | 32 | A |
3 | B | 13 | B | 23 | D | 33 | C |
4 | B | 14 | D | 24 | C | 34 | D |
5 | C | 15 | A | 25 | D | 35 | C |
6 | A | 16 | A | 26 | C | 36 | C |
7 | B | 17 | B | 27 | A | 37 | A |
8 | B | 18 | C | 28 | D | 38 | C |
9 | D | 19 | A | 29 | A | 39 | D |
10 | D | 20 | A | 30 | A | 40 | D |
Trên đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2020 mã đề 306 đáp án giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.