Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn chuyên Hạ Long lần 3

Xuất bản: 19/06/2023 - Tác giả:

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn chuyên Hạ Long lần 3 (có đáp án) với bài đọc hiểu Thật ra thì không chỉ tuổi mười tám

Các em học sinh lớp 12 thân mến, dưới đây Đọc tài liệu lại tiếp tục cập nhật vào trọn bộ các mẫu đề thi thử tốt nghiệp thpt môn Văn năm học 2022 - 2023 đề thi thử tốt nghiệp môn văn lần 3 THPT Chuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

(Đề thi được xây dựng mang tính chất tham khảo và giúp các em nâng cao khả năng luyện tập làm đề thi tại nhà!)

Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết nội dung đề thi thử thpt quốc gia 2023 này:

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn chuyên Hạ Long lần 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Thật ra thì không chỉ tuổi mười tám, mà cuộc đời luôn luôn là một sự lựa chọn. Chúng ta làm điều này mà không làm điều khác, đi con đường này mà không đi con đường khác, làm nghề này mà không làm nghề khác, kết hôn với người này mà không phải là người khác, tất cả đều là kết quả của một sự lựa chọn. Và cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.

Tất nhiên, có những người có nhiều cơ hội lựa chọn hơn người khác. Nếu chúng ta bẩm sinh thông minh, xinh đẹp, có năng khiếu âm nhạc, hội họa, ca hát; nếu cha mẹ chúng ta giàu có, hẳn chúng ta có nhiều thứ để mà chọn lựa. Nhưng kể cả khi không có những ưu thế đó, chúng ta vẫn có vô số lựa chọn mà mình phải quyết định.
Có những cơ hội lựa chọn do may mắn, do gia thế mà có. Nhưng phần chủ yếu vẫn là những cơ hội do chính chúng ta tạo ra. Năng lực tạo ra cơ hội cho chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta không có năng lực thì cơ hội có đến cũng sẽ trôi qua. Chúng ta cần nhận biết được tất cả những khả năng lựa chọn mà mình có và tạo ra thêm nhiều khả năng lựa chọn mới.

Sự lựa chọn quan trọng như vậy, cho nên bài học về sự lựa chọn là bài học thiết yếu nhất của cuộc đời. Cái gì quyết định sự lựa chọn của chúng ta?

(https://cuoituan.tuoitre.vn/cuoc-doi-la-mot-su-lua-chon-545363.htm,TS Phạm Thị Ly)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, cách chúng ta lựa chọn sẽ đem lại những kết quả gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê trong câu văn in đậm.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Năng lực tạo ra cơ hội cho chúng ta lựa chọn không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Học sinh cần làm gì để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân?

Câu 2 ( 5,0 điểm)

Trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương lúc gặp Huế: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”

Và phút chia tay: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng đối với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2022, trang 199, 200, 201)

Anh/Chị hãy phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong những đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách nhìn độc đáo của tác giả.

Mời các em tham khảo một số tài liệu sau để hoàn thành tốt bài làm của mình:

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn chuyên Hạ Long lần 3




-/-

Các em hãy tham khảo và luyện tập với các mẫu đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các em thành công!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM