Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 năm 2020 trường THPT Na Hang

Xuất bản: 26/02/2020 - Tác giả: Giangdh

Chi tiết đề thi thử vào lớp 10 môn Văn của trường THPT Na Hang năm học 2020/2021 giúp các em có thêm tài liệu ôn tập để chuẩn bị tốt hơn cho kì thi tuyển sinh

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2020 của trường THPT Na Hang dưới đây được Học tốt biên tập để cùng các em ôn luyện kĩ hơn cho kì thi quan trọng sắp tới

Đề thi
thử môn Văn vào lớp 10 trường THPT Na Hang

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 1)

Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Nêu tác giả của bài thơ ấy? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Điệp từ “nhóm”  trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1,0 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ? (2,0 điểm)

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn – đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạch

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ngữ văn 9, tập 1)

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Na Hang

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Đoạn thơ được trích trong bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ trên: Bà tần tảo, lặng lẽ hi sinh cả một đời. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ mai sau.

Câu 3

- Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên có tác dụng:

  • Khơi dậy tình cảm nồng ấm.
  • Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương.
  • Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.

-> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung

Câu 4: Đoạn văn nêu lên cảm nhận về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.

Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.

Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn .Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

“ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bê. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...”

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

II. LÀM VĂN

Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Bài văn tham khảo: Cảm nhận về 3 khổ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

-----------

Với đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2020 của trường THPT Na Hang, Học tốt hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt qua kỳ thi sắp tới một cách thành công. Các em hãy truy cập vào trang để tham khảo thêm nhiều bộ de thi thu mon van vao 10 của các trường khác trên cả nước mà chúng tôi đã sưu tập để ôn luyện được tốt hơn nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM