Đề thi thử môn sử 2023 Sở Bình Phước lần 1

Xuất bản: 13/06/2023 - Tác giả:

Đề thi thử môn sử 2023 Sở GD Bình Phước lần 1 (có đáp án) dành cho các em học sinh 12 tham khảo và thi thử tốt nghiệp môn sử mỗi ngày thật tốt.

Bạn đang muốn tìm các bộ đề thi thử sử tốt nghiệp ôn luyện tại nhà? Để giúp các em lớp 12 ôn thi thpt quốc gia môn lịch sử năm học 2022 - 2023 hiệu quả thì Đọc tài liệu xin gửi tới các em Đề thi thử môn sử 2023 Sở GDĐT Bình Phước lần 1.

Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm với kiến thức trọng tâm trong chương trình lớp 12. Cấu trúc đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn lịch sử này được bám sát với cấu trúc đề thi minh họa mà Bộ GD đã công bố.

[CẬP NHẬT]: Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2023

Đề thi thử môn sử 2023 Sở Bình Phước lần 1

Mã đề 132

Câu 1: Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới?

A. Anh.

B. Mĩ.

C. Liên Xô.

D. Pháp.

Câu 2: Trong những năm 1921-1925, nước Nga Xô Viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong lĩnh vực nào?

A. Du lịch.

B. Nông nghiệp.

C. Quốc phòng.

D. Văn hóa.

Câu 3: Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế thập niên 80 của thế kỷ XX là một trong những biểu hiện của

A. Trật tự hai cực Ianta.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Chiến tranh lạnh kết thúc.

D. Trật tự đơn cực bắt đầu.

Câu 4: Trong giai đoạn 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng ở Việt Nam có địa bàn hoạt động ở khu vực nào?

A. Vĩnh Long.

B. Bến Tre.

C. Trung kì.

D. Kiên Giang.

Câu 5: Sau chiến tranh giới thứ hai, quốc gia nào ở Mĩ Latinh giảnh thắng lợi trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ?

A. Cu Ba.

B. Angiêri.

C. Ai Cập.

D. LiBi.

Câu 6: Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là

A. Yên Bái.

B. Đông Khê.

C. Hương Khê.

D. Ba Son.

Câu 7: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), phát xít Đức mở đầu xâm chiếm châu Âu bằng việc tấn công vào nước nào?

A. Ba Lan.

B. Liên Xô.

C. Pháp.

D. Anh.

Câu 8: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo nào của Pháp?

A. Thanh niên.

B. Nhân dân.

C. Nhân đạo.

D. Người cùng khổ.

Câu 9: Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Phan Bội Châu tập hợp những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào?

A. Việt Nam Quang phục hội.

B. Việt Nam Quốc dân đảng

C. An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 10: Trong những năm 40 của thế kỉ XX, nước nào chiếm 3/4 dự trữ vàng của thế giới?

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Anh.

D. Nhật Bản.

Câu 11: Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân ta ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1959-1960 là

A. Ấp Bắc.

B. Đồng Khởi.

C. Van Tirong.

D. Duy Tân.

Câu 12: Trong Chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam (1965-1968), quân Mĩ mở cuộc hành quân “tìm diệt" lớn vào một trong những khu vực nào?

A. Đà Nẵng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Bắc Bộ.

Câu 13: Hội nghị Ianta tháng 2-1945 có sự tham gia của cường quốc nào sau đây?

A. Pháp.

B. Anh.

C. Trung Quốc.

D. Dic.

Câu 14: Năm 1967, quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Hà Lan.

B. Xingapo.

C. Pháp.

D. Lào.

Câu 15: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước khó khăn nào?

A. Nhật trở lại xâm lược Đông Dương.

B. Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

C. Ngân sách nhà nước trống rỗng.

D. Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.

Câu 16: Theo Kế hoạch Nava 1953-1954, nơi tập trung binh lực lớn thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. Tây Nguyên.

B. Nam Trung Bộ.

C. Tây Nam Bộ.

D. Điện Biên Phủ.

Câu 17: Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là

A. Chính quyền của giai cấp nông dân.

B. Chính quyền của giai cấp công nhân.

C. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.

D. Chính quyền của đảng cách mạng.

Câu 18: Đâu là nội dung phản ánh đảng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đều đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

B. Đều nhận viện trợ kinh tế, quân sự từ Mĩ.

C. Đi đến xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập.

Câu 19: Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ thực hiện hoạt động nào để lôi kéo các nước đồng minh chống Liên Xô?

A. Viện trợ kinh tế cho các nước Đông Nam Á.

B. Hội nghị thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C. Ki hiệp ước về an ninh giữa Mĩ và Nhật Bản.

D. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Câu 20: Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp" của Đảng ta, thực hiện trong chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

B. Cuộc tiến công chiến lược 1953-1954.

C. Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950).

D. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947).

Câu 21: Trong những năm 1919-1929, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm nổi bật là

A. Hàng hải đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

B. Là một lực lượng to lớn của cách mạng dân tộc.

C. Bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng, không lối thoát.

D. Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.

Câu 22: Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961- 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A. Liên quân Mĩ và đồng minh.

B. Hệ thống cố vấn quân sự.

C. Quân đồng minh của Mỹ.

D. Lực lượng quân đội Sài Gòn.

Câu 23: Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới (12 -1986) trong hoàn cảnh nào?

A. Hơn hai triệu người bị chết đói.

B. Khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

C. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ cao.

D. Chiến tranh tàn phá nặng nề.

Câu 24: Một trong những ý nghĩa của trận "Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở Việt Nam là

A. Buộc Mĩ phải ngừng hoạt động chống phủ miền Bắc.

B. Giảng đòn nặng nề vào ý chỉ xâm lược của thực dân Pháp. C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

D. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của Pháp.

Câu 25: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông với thắng lợi nào?

A. Chiến dịch tiến công Việt Bắc.

C. Cuộc kháng chiến toàn quốc.

B. Chiến dịch tiến công Tây Bắc.

D. Chiến dịch biên giới thu-đông.

Câu 26: Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Hexinki về vấn đề gì?

A. Liên kết với các nước ASEAN.

B. An ninh và hợp tác châu Âu.

C. Phân chia quyền lợi về kinh tế.

D. Mở rộng quan hệ với Châu Á.

Câu 27: Một trong những nhiệm vụ trước mắt của phong trào giải phóng dân tộc dân chủ (1936- 1939) ở Việt Nam là

A. Đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

B. Xóa nợ cho người nghèo.

C. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ.

D. Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ.

Câu 28: Trong giai đoạn 1952-1973, nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện ở nội dung nào?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Mở rộng quan hệ với Tây Âu.

C. Hợp tác với tổ chức ASEAN.

D. Phát triển quan hệ với châu Á.

Câu 29: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đề ra phương pháp đấu tranh đánh đổ chính quyền đế quốc  và tay sai là

A. Đấu tranh nghị trường.

B. Đòi dân sinh, dân chủ.

C. Bí mật, bất hợp pháp.

D. Hợp pháp, nửa hợp pháp.

Câu 30: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, sự chuyển biến về kinh tế xã hội đã tác động đến sự chuyển biến của các giai cấp ở Việt Nam là

A. Làm xuất hiện các tầng lớp mới, bổ sung lực lượng cho cách mạng.

B. Thành lập các tổ chức cách mạng, tập hợp các lực lượng yêu nước.

C. Tham gia truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân.

D. Tập hợp lực lượng cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.

Câu 31: Nội dung nào sau đây là điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.

B. Xây dựng lý luận cách mạng đáp ứng yêu cầu của lịch sử.

C. Xây dựng lý luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.

D. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.

Cầu 32: Quá trình vận động giải phóng dân tộc giai đoạn 1930-1945 và chiến tranh cách mạng 1945-1975 ở Việt Nam đều chịu tác động nào của tình hình thế giới?

A. Tình trạng chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

B. Mĩ ra sức chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Xu thế đấu tranh vị hỏa binh, dân chủ, tiến bộ xã hội.

D. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc lớn.

Câu 33: Từ sau ngày 02-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, các biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc đã

A. Tạo thế hợp pháp, hợp hiến cho nhà nước mới thành lập.

B. Xóa bỏ giai cấp bóc lột, đưa nhân dân lên nắm chính quyền.

C. Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

D. Khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất của nước ta.

Câu 34: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 – 1941, đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là

A. Giành chính quyển từ thành thị đến nông thôn.

B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C. Phát huy nguồn lực sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

D. Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

Câu 35: Sau chiến thắng Đường 14- Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ phản ứng yếu ớt cho thấy rõ?

A. Mĩ tìm cách cứu giúp chính quyền Sài Gòn.

B. Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.

C. Quân Mĩ đã thất bại hoàn toàn ở Miền Nam.

D. Vùng chiếm đóng của quân Mĩ bị thu hẹp.

Câu 36: Nội dung phản ánh đúng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là?

A. Ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng.

B. Phát triển công nghiệp nặng, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

D. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 37: Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam từ 1919-1929 phản ảnh đúng bản chất cai trị của chế độ thực dân là

A. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhân công có chất lượng.

B. Phát triển kinh tế các nước Đông Dương theo hướng tư bản.

C. Đầu tư tối đa vốn và kĩ thuật vào các ngành kinh tế hiện đại.

D. Kinh tế thuộc địa phải phục vụ tối đa cho kinh tế chính quốc.

Câu 38: Trong thực tiễn, quá trình xây dựng các mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình cách mạng Việt Nam 1930-1975 đã cho thấy

A. Mặt trận là một khối liên hiệp luôn có thống nhất trong đa dạng.

B. Mặt trận là một khối đoàn kết không có mâu thuẫn và đấu tranh.

C. Các thành viên tự nguyện tham gia mặt trận, do nhà nước quản lý.

D. Mặt trận được xây dựng thành công là nhờ xóa bỏ các mâu thuẫn.

Câu 39: Cao trào khủng Nhật cứu nước từ tháng 3- 1945 ở Việt Nam đã có đóng góp đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Kêu gọi các đảng phái, các tổ chức đấu tranh về chính trị.

B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức.

C. Tập hợp quần chúng tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất.

D. Thúc đẩy, phát triển nhanh lực lượng chính trị và vũ trang.

Câu 40: Nội dung phản ánh đúng về bước phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam so với các phong trào đấu tranh trước đó là

A. Khối liên minh công nông được hình thành.

B. Thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất.

C. Xóa bỏ hoàn toàn được các giai cấp bóc lột.

D. Chuẩn bị trực tiếp cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Đáp án đề thi thử môn sử 2023 Sở Bình Phước lần 1

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
1C11B21D31B
2B12B22D32C
3B13B23B33C
4C14B24A34D
5A15C25D35B
6C16D26B36C
7A17C27A37D
8C18D28A38A
9A19D29C39D
10A20D30A40A

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã giới thiệu đến các em mẫu đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn sử có đáp án của Sở GD Bình Phước. Đừng quên tham khảo các mẫu đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn sử khác nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM