THCS Quỳnh Lộc vừa ra đề thi thử vào lớp 10 môn Văn dành cho học sinh lớp 9 ôn luyện trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020/2021, dưới đây Đọc tài liệu xin gợi ý đáp án tham khảo cho đề thi này, các em cùng xem nhé:
Đề thi thử
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI TRƯỜNG THCS QUỲNH LỘC | KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
(Trích "Đất nước ở trong tim" - Chu Ngọc Thanh)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất. Hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm).
Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Từ nội dung đó đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em về đất nước?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Hết
Đáp án tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - Quỳnh Lộc
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1. Thể thơ của đoạn thơ: tự do
Câu 2. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất là biện pháp điệp từ.
Tác dụng: vừa nhấn mạnh, vừa gợi cho cảm xúc của người đọc vào lý do rằng trong con người Việt Nam vẫn luôn tồn tại "nhân văn", "đồng bào" nên dù nước ta có nhỏ bé thật đấy nhưng vẫn làm nên được những điều phi thường.
Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ: Sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.
(Các em tự nêu suy nghĩ và nêu cảm xúc của mình.)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn nghị luận 200 chữ
- Yêu cầu về nội dung: suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
*Gợi ý:
*Dẫn dắt đề tài: Sau khi đọc bài thơ "Đất nước ở trong tim" của cô giáo Chu Ngọc Thanh đã cho em những suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết.
*Phân tích vấn đề:
- Giải thích:
+ Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
+ Tinh thần đoàn kết đó cũng được bộc lộ rõ nét trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề về cả kinh tế, tính mạng và sức khỏe người dân.
- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết
+ Khi xưa, tinh thần đoàn kết của nhân dân, của ông cha ta khi đánh lùi giặc ngoại xâm, giữ vững bảo toàn lãnh thổ Việt Nam khỏi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
+ Ngày nay, tinh thần đoàn kết chính là chung tay vào xây dựng phát triển đất nước, xã hội. Khi dịch bệnh bùng phát, người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của. Không chỉ có các y, bác sĩ, những chiến sĩ ngoài biên phòng... mà là toàn Đảng, toàn dân ta cùng chung tay chống dịch.
- Làm sao có được sự đoàn kết ?
+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.
+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.
- Lên án người không có sự đoàn kết:
+ Phê phán các cá nhân sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, vì trục lợi mà bán khẩu trang, nước rửa tay khô giá đắt, không đạt tiêu chuẩn...
+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lan truyền mê tín dị đoan, thông tin sai lệch ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng.
*Kết thúc vấn đề: Đúc kết lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân em.
Đề văn nghị luận tương tự mà em có thể tham khảo: Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết
Câu 2 (5,0 điểm):
Để cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ thì các em cần lưu ý:
- Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, có tư tưởng tốt đẹp.
- Là người vợ dịu hiền, khuôn phép, thủy chung
- Là người con dâu hiếu thảo.
- Là người phụ nữ giàu lòng vị tha.
Xem chi tiết văn mẫu: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
-/-
Trên đây là hướng dẫn giải đề thi thử lớp 10 môn Văn trường THPT Quỳnh Lộc (Hoàng Mai) năm 2020 mà Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng các em sẽ ôn luyện thật tốt. Đừng quên còn rất nhiều tài kiệu đề thi thử vào lớp 10 môn Văn của tất cả các trường và tỉnh thành trên cả nước đang đợi các em khám phá nhé.