Đọc tài liệu xin gửi tới các em Đề thi thử Hóa 2021 Sở GD&ĐT Hậu Giang, đề thi được phát triển theo chuẩn cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Đề thi với các câu hỏi quen thuộc nhưng cũng có tính phân hóa, giúp các em rèn luyện và đánh giá năng lực của mình.
Hãy thử sức ngay với đề thi thử THPT Quốc gia 2021 này
(Tải đề thi thử môn hóa này về máy theo file đính kèm bên dưới)
Đề thi thử Hóa 2021 tỉnh Hậu Giang
Câu 41: Chất nào sau đây không phải là axit béo?
A. Axit panmitic.
B. Axit oleic.
C. Axit stearic.
D. Axit axetic.
Câu 42: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Ca.
B. Ba.
C. Na.
D. Ag.
Câu 43: Hợp chất CH3CH2COOCH3 có tên gọi là
A. propyl axetat.
B. metyl propionat.
C. etyl axetat.
D. metyl axetat.
Câu 44: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ.
B. tinh bột.
C. glucozơ.
D. saccarozơ.
Câu 45: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ visco.
C. Tơ nitron.
D. Tơ tằm.
Câu 46: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
A. các electron tự do trong tinh thể kim loại.
B. các electron độc thân trong tinh thể kim loại.
C. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
D. khối lượng riêng của kim loại.
Câu 47: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. Na2CO3.
B. CaCl2.
C. CuSO4.
D. KNO3.
Câu 48: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Cs.
B. Na.
C. K.
D. Cu.
Câu 49: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Fe.
B. Cu.
C. W.
D. Hg.
Câu 50: Glucozơ có công thức phân tử là
A. C12H22O11.
B. C6H12O6.
C. (C6H10O5)n.
D. C2H5OH.
Câu 51: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al (Z = 13) là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 52: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ag.
B. Na.
C. Ca.
D. K.
Câu 53: Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là
A. anilin.
B. metylamin.
C. metanamin.
D. etylamin.
Câu 54: Công thức cấu tạo không thuộc loại hợp chất amino axit là
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3-CH2-CO-NH2.
C. HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 55: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là
A. NO2.
B. CO2.
C. CO.
D. SO2.
Câu 56: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CuO.
D. K2O.
Câu 57: Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là
A. +3.
B. +6.
C. +4.
D. +2.
Câu 58: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường thu được dung dịch kiềm
A. Na.
B. Fe.
C. Al.
D. Cr.
Câu 59: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit.
B. tính bazơ.
C. tính khử.
D. tính oxi hóa.
Câu 60: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan.
B. thạch cao sống.
C. đá vôi.
D. thạch cao nung.
Câu 61: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 62: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 8,00 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl (dư) tạo ra 4,48 lít khí hiđro. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (gam) muối khan. Giá trị của m là
A. 15,1.
B. 11,1.
C. 22,2.
D. 22,6.
Câu 64: Cho 8,8 gam hợp chất CH3COOC2H5 phản ứng với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Số gam muối thu được là
A. 4,1.
B. 16,4.
C. 8,2.
D. 12,3.
Câu 65: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra khí amoniac?
A. NH4NO3 + CaCl2.
B. (NH4)2SO4 + NaNO3.
C. NH4Cl + AgNO3.
D. NH4Cl + Ca(OH)2.
Câu 66: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xong thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,4.
B. 32.
C. 12,8.
D. 5,6.
Câu 67: Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho bột kim loại đồng vào dung dịch axit nitric loãng sinh ra khí Z (không màu, bị hóa nâu ngoài không khí). Các khí X, Y và Z lần lượt là:
A. Cl2, O2 và NO.
B. SO2, O2 và NO2.
C. H2, NO2 và N2O.
D. H2, O2 và NO.
Câu 68: Thủy phân hoàn toàn 32,4 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%. Khối lượng (gam) glucozơ thu được là
A. 13,5.
B. 25,0.
C. 48,0.
D. 27,0.
Câu 69: Cho 0,1 mol H2NCH2COOH phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 150.
B. 200.
C. 300.
D. 100.
Câu 70: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (đun nóng)
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O (đun nóng, xúc tác)
(d) X3 + 2X2 ↔ X5 + 2H2O (đun nóng, H2SO4 đặc xúc tác)
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là:
A. 194.
B. 222.
C. 118.
D. 90.
Câu 71: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1,5 ml ancol etylic, 1,5 ml axit axetic và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2,0 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn ancol etylic và axit axetic.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 72: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Etylamin, glucozơ, ancol etylic, natri hiđroxit.
B. Etylamin, saccarozơ, glucozơ, anilin.
C. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, natri hiđroxit.
D. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ.
Câu 73: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe(NO)2 tan hết trong 200,0 ml dung dịch NaHSO4 1,6M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 58,2.
B. 48,4.
C. 60,1.
D. 40,2.
Câu 74: Có các phát biểu sau:
(a) Thực hiện phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol thu được este
(b) Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(c) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 75: Cho 5 chất: HCl, HNO3, AgNO3, Cl2, KOH. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,10.
B. 83,82.
C. 57,16.
D. 57,40.
Câu 77: Hỗn hợp X chứa một ancol đơn chức và một este (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 8,56 gam X cần dùng vừa đủ a mol O2, sản phẩm cháy thu được có số mol CO2 lớn hơn H2O là 0,04 mol. Mặt khác, 8,56 gam X tác dụng vừa đủ với 0,12 mol KOH thu được muối và hai ancol. Cho Na dư vào lượng ancol trên thấy 0,07 mol H2 bay ra. Giá trị của a là
A. 0,28.
B. 0,25.
C. 0,30.
D. 0,33.
Câu 78: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,90 gam Alanin còn lại là Gly-Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly-Gly: Glyxin là 10 : 1. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là bao nhiêu gam?
A. 27,9.
B. 29,7.
C. 13,95.
D. 28,8.
Câu 79: Cho hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H10N2O2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp Y gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm) hơn kém nhau một nguyên tử Cacbon. Tỉ khối hơi của Y đối với hiđro bằng 13,75. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 2,08.
B. 2,01.
C. 4,02.
D. 8,90.
Câu 80: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,448 lít khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là bao nhiêu? (coi H2SO4 phân ly hoàn toàn).
A. 2,4.
B. 2,8.
C. 6,4.
D. 1,8.
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 tỉnh Hậu Giang
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
41 | D | 42 | D | 43 | B | 44 | C | 45 | B |
46 | A | 47 | C | 48 | D | 49 | D | 50 | B |
51 | C | 52 | A | 53 | D | 54 | B | 55 | B |
56 | C | 57 | A | 58 | A | 59 | C | 60 | B |
61 | A | 62 | A | 63 | C | 64 | C | 65 | D |
66 | A | 67 | D | 68 | D | 69 | D | 70 | A |
71 | B | 72 | C | 73 | A | 74 | C | 75 | D |
76 | A | 77 | D | 78 | A | 79 | C | 80 | C |
Trên đây là toàn bộ nội dung đề thi và đáp án của đề thi thử Hóa 2021 tỉnh Hậu Giang. Đọc tài liệu còn rất nhiều Đề thi thử Hóa 2021 của các tỉnh thành khác trên cả nước giúp các em ôn tập, hãy chuẩn bị cho kỳ thi thật tốt với bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 mà Đọc Tài Liệu đã tổng hợp nha.