Đề thi tham khảo môn địa lý THPT năm 2018 trường Nguyễn Thị Giang

Xuất bản: 23/04/2018

Dowload tài liệu đề thi môn Địa lý Trung học phổ thông năm 2018 trường THPT Nguyễn Thị Giang, tỉnh Vĩnh Phúc. Tải miễn phí đề thi lớp 12 môn Địa dành cho học sinh ôn tập và tự đánh giá kiến thức trong quá trình luyện thi.

học sinh giải đề thi môn địa lý THPT Nguyễn Thị Giang

Đề thi Địa lý THPT năm học 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Thị Giang, tỉnh Vĩnh Phúc

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ KHỐI 12 LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ THI MÔN : ĐỊA LÝ


Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)


Câu 1: Cho bảng số liệu : Lao động có việc làm của nước ta ( Đơn vị : nghìn người)

Năm

2000

2009

Tổng số dân

37609,6

47743,6

Trong đó khu vực I

24480,6

24788,5


Tỉ trọng của khu vực I ( nông - lâm - thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009 lần lượt là

A. 65,1 và 51,9                              B. 61,5 và 53,0                          C. 61,5 và 51,9                          D. 65,1 và 59,1

Câu 2: Nước ta có bao nhiêu tỉnh/ thành phố tiếp giáp với biển Đông?

A. 26.                                             B. 27.                                         C. 28.                                         D. 29

Câu  3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào   sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A.    Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà.

B.    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ.

C.    Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

D.    TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.

Câu 4: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan

A.    xích đạo, cận nhiệt đới khô và xa van.

B.    hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô.

C.    hoang mạc, bán hoang mạc, và xa van.

D.    rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô.

Câu 5: Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của vùng núi nào nước ta?

A. Vùng bán bình nguyên.                                                        B. Vùng đồi trung du

C. Dãy núi vùng Đông Bắc                                                       D. Dãy núi vùng Tây Bắc.

Câu 6: Đặc điểm tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 1987- 2004 là

A.    có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông  Nam Á.

B.    chỉ đứng sau Xinggapo về tốc độ tăng trưởng GDP ở Đông Nam Á.

C.    tăng nhanh nhưng không ổn định.

D.    có tốc độ tăng nhanh và ổn định nhất khu vực.

Câu 7:                                                 Dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Dân số (nghìn người)

87.860,4

88.809,3

89.759,5

90.728,9

91.731,3


Biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô dân số của nước ta là?

A. Cột.                                   B. Đường.                               C. Cột chồng.                              D. Miền

Câu 8: Nội thủy là

A.    có chiều rộng 12 hải lí .

B.    vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí

C.    tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí

D.    vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

Câu 9: Các quốc gia như Braxin, Xingapo, Hàn Quốc,  Achentina được xếp vào nhóm nước nào  sau đây?

A. Phát triển                       B. Đang phát triển                         C. Kém phát triển                       D. Công nghiệp mới

Câu  10: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các   vùng chuyên canh cây

A. lương thực                    B. thực phẩm.                                C. công nghiệp.                          D. hoa màu

Câu 11: Nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài từ sau công cuộc Đổi mới được triển khai, thể hiện qua

A. đời sống nhân dân được cải thiện.

B. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao

C. giảm tỷ lệ thất nghiệp

D. giảm phân hóa giàu nghèo.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Hạ Long, Thái Nguyên.       B. Hạ Long, Điện Biên Phủ.       C. Hạ Long, Lạng Sơn.       D. Thái Nguyên, Việt Trì.

Câu 13: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi nào nước ta?

A. Tây Bắc.                             B. Đông Bắc                               C. Trường Sơn Bắc.            D. Trường Sơn Nam

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết  trong số  7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?

A. Tuyên Quang.                     B. Hà Giang.                               C. Lạng Sơn.                       D. Cao Bằng.

Câu 15: So với diện tích đất đai của nước ta, địa hình đồi núi chiếm

A. 5/6.                                     B. 4/5.                                           C. 2/3                                  D. 3/4

Câu 16: Nguyên nhân làm tầng ô dôn mỏng dần, và lỗ thủng tầng ô dôn ngày càng mở rộng là gì?

A. Khí thải  NO2                     B. Khí thải CFCs                           C. Khí thải CH4                   D. Khí thải CO2

Câu 17: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới vào năm nào?

A. 2000                                  B. 2002                                          C. 2005                                D. 2007

Câu 18: Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là

A. Lãnh hải                 B. Vùng đặc quyền kinh tế            C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.             D. Nội thủy.

Câu  19: Số dân thế giới năm 2012 là 7.021.000.000 người. Dân số Châu Phi chiếm 14% dân số   thế giới. Vậy dân số Châu Phi là

A. 289.940.000           B. 928.940.000                             C. 982.940.000                               D. 892.940.000

Câu 20:                                        Diện tích rừng của nước ta qua một số năm (Đơn vị : triệu ha)

Năm

1943

1975

1983

1990

1999

2003

Tổng diện tích rừng

14,3

9,6

7,2

9,2

10,9

12,1

Rừng tự nhiên

14,3

9,5

6,8

8,4

9,4

10,0

Rừng trồng

0,0

0,1

0,4

0,8

1,5

2,1

Nhận định đúng nhất là

A.    Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.

B.    Diện tích rừng trồng giảm nhanh.

C.    Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

D.    Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.

Câu 21:                                                  Dân số Việt Nam qua các năm (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2000

2005

2009

2014

Tổng số

77 631

82 392

86 025

90 729

Thành thị

18 725

22 332

25 585

30 035

Nông thôn

58 906

60 060

60 440

60 694

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A.    Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.

B.    Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.

C.    Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.

D.    Dân thành thị ít hơn dân nông thôn.

Câu 22:                   Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta theo giá thực tế. Đơn vị: tỉ đồng

Năm

2000

2005

Nông nghiệp

129140,5

183342,4

Lâm nghiệp

7673,9

9496,2

Thủy sản

26498,9

63549,2

Tổng

163313,3

256387,8

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thuỷ sản của nước ta là

A. Biểu đồ tròn.                 B. Biểu đồ cột chồng                 C. Biểu đồ miền.                D. Biểu đồ cột đôi

Câu 23: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A.    có địa hình cao nhất nước ta

B.    gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

C.    có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam

D.    địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

Câu 24: Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là

A. 331 212.                          B. 331 213.                         C. 331 211.                        D. 331 214

Câu 25: Việt Nam nằm trong múi giờ số mấy?

A. 8.                                     B. 6.                                    C. 9                                    D. 7.

Câu 26: Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ là

A. 23°24'B.                           B. 23°23'B.                         C. 23°25'B                         D. 23°27'B

Câu 27: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản

A.    thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.

B.    làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

C.    làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.

D.    luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

Câu 28: Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

A. Đồng Văn.                        B. Hữu Nghị.                      C. Lao Bảo                       D. Móng Cái.

Câu 29: Già hóa dân số gây ra hậu quả cơ bản là

A. thừa lao động              B. thiếu lao động              C. thiếu việc làm             D. chi phí chăm sóc trẻ em lớn

Câu 30: Một tổ chức liên kết kinh tế khu vực có nhiều thành công trên thế giới và hiện nay trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là

A.    Liên minh châu Âu (EU).

B.    Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ  (NAFTA).

C.    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  (ASEAN).

D.    Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Câu 31: Đường bờ biển nước ta dài (km)

A. 2360.                                  B. 3260.                                  C. 3270.                                D. 3460

Câu 32: Dân số Hoa Kỳ tăng nhanh một phần quan trọng là do

A. nhập cư.            B. tỉ suất sinh cao.            C. tỉ suất gia tăng tự nhiên.          D. tuổi thọ trung bình tăng cao.

Câu 33: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí

A.    trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật

B.    trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương

C.    ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới

D.    tiếp giáp với biển Đông

Câu 34: Công cuộc Đổi mới của nước ta được khẳng định từ

A.    sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị.

B.    sau chỉ thị 100 CT-TW

C.    sau Đại Hội lần thứ V của Đảng Cộng Sản Việt Nam

D.    Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Nghi Sơn.                         B. Vũng Áng.                        C. Chu Lai.                        D. Hòn La.

Câu 36: Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khơi xa trên biển Đông thuộc tỉnh Đà Nẵng là

A. Thổ Chu.                          B. Hoàng Sa.                         C. Trường Sa.                  D. Phú Quốc

Câu 37: Điểm cực Đông trên biển của nước ta có vị trí:

A. 1020 10’Đ                        B. 1050Đ                                C. 109024’Đ                     D. 117020’Đ

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Cần Thơ.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Câu 39: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, châu Phi là nhờ

A.    nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B.    nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

C.    nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

D.    nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển lớn.

Câu 40: Đỉnh Phanxipăng cao bao nhiêu (m)?

A. 3143.                              B. 3134.                            C. 3144.                          D. 3343

--------------HẾT-------------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ
năm 2009 đến năm 2016.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM