Cấu trúc đề thi:
- Câu 1. Đọc đoạn văn bản cho trước và thực hiện các yêu cầu, trả lời câu hỏi phía dưới: phương thức biểu đạt, thành phần biệt lập, thông điệp nội dung của đoạn văn.
- Câu 2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài học rút ra từ nội dung đoạn văn ở câu 1.
- Câu 3.
Viết 1 bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên trong Sang thu.Đề môn Văn thi vào lớp 10 chính thức trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình:
SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: (3 đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Quà tặng cuộc sống)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không - cây hỏi?
c. Theo em, cậu bé trong văn bản trên đã phạm sai lầm gì? Chỉ ra câu nói thể hiện sai lầm đó.
d. Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì?
Câu 2: (2,0 đ)
Khi nội dung câu chuyện ở câu 1 được khép lại cũng chính là lúc bài học làm người có ý nghĩ sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó.
Câu 3: (5,0 đ)
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên lúc gần giao mùa trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
----HẾT----