Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn chung năm học 2022 - 2023 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) được cập nhật nhanh nhất!
Đề thi môn Văn vào 10 chuyên Lê Hồng Phong Nam Định 2022
Chính thức: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn ngữ văn chung của trường chuyên Lê Hồng Phong Nam Định sẽ diễn ra vào chiều ngày 24/5/2022. Chúng tôi sẽ cập nhật đề và đáp án tham khảo sau thời gian thi chính thức được diễn ra.
Đáp án gợi ý:
I. TIẾNG VIỆT
Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. ơi! => Thành phần gọi đáp
b. – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. => Thành phần phụ chú
c. Thành phần biệt lập trong câu sau được thể hiện ở từ “chắc” và “hình như “. => Thành phần tình thái
d. Ôi => Thành phần cảm thán
Câu 2. Hai biện pháp tu từ: so sánh (mẹ như nhánh mạ gầy); ẩn dụ (hóa thân làm bát cơm đầy...).
Tư tưởng của tác giả thể hiện qua hai dòng thơ “Mẹ tôi như nhánh mạ gầy/ Hóa thân làm bát cơm đầy nuôi tôi” nỗi xót xa, thương cảm trước sự vất vả, cơ cực để nuôi con, lo cho con được no ấm, đủ đầy dù thân thể mẹ ngày càng hao gầy, héo hon; lời ngợi ca, tri ân của tác giả đối với mẹ. Việc hiểu và cảm nhận được công lao to lớn của mẹ đối với mình cho thấy tác giả là người con chí hiếu.
II. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Theo đoạn trích Sự vĩ đại của Abraham Lincoln đã được bộc lộ ở mức độ cao nhất khi ông đối mặt với các vấn đề có thể nản lòng những ai kem cỏi hơn.
Câu 2. Hình ảnh "biển động và các cơn bão" là hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, là điều không thể tránh khỏi. Nó như một yếu tố chắc chắn sẽ xảy ra mà không thể ngăn cản.
Tất nhiên một vùng biển lặng không tạo ra được những thủy thủ giỏi, nhưng vùng biển động và những cơn bão sẽ tạo ra những con người giỏi giang có thể lèo lái con thuyền.
Câu 3.
- Bày tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.
- Lí giải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ví dụ trường hợp đồng tình:
+ Trong cuốn phim của bạn, bạn vừa là người viết kịch bản vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí là khán giả. Bạn có quyền đưa bất cứ ai trở thành vai chính, vai phụ, bạn có quyền quyết định cho họ đóng tiếp hay dừng lại.
+ Nếu cuộc đời là một cuốn phim, hãy làm cho nó đáng xem bởi bạn sẽ nhìn nhận được bằng chính đôi mắt của mình. Hãy cho mình một kế hoạch để từng thước phim diễn ra theo đúng ý bạn. Hãy viết câu chuyện của mình.
III. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, hãy viết một ddaonj văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.
c. Triển khai vấn để nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi người. Có thể tham khảo:
- Nghịch cảnh: là hoàn cảnh trớ trêu, éo le, những nghịch lí cản trở cuộc sống của con người; là những rủi ro con người không mong muốn trong cuộc sống.
- Nghịch cảnh là những hoàn cảnh không ai mong muốn nhưng nó vẫn xảy đến như một lẽ tất yếu của cuộc sống.
- Đối diện với những nghịch cảnh, con người sẽ nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống để từ đó ta biết trân trọng hơn những thứ ta đang có và nhận thức được những hạn chế để khắc phục và phát triển trong tương lai.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2
*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
*Giải thích
- Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.
- Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.
- Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp…
=> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp.
*Lý giải vấn đề
- Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.
- Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
- Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người…
- Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…
=> Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân – thiện – mĩ.
*Làm sáng tỏ "cái đẹp của sự thật đời sống" được nhà thơ Chính Hữu "khám phá một cách nghệ thuật" qua bài thơ Đồng Chí.
– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
- Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua: Bài thơ nói về tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- Là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.
- Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
- Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù.
- Sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom.
- Chính Hữu đã khắc họa thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ tình yêu nước.
*Đánh giá
- Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
- Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.
Đề thi tuyển sinh môn văn vào lớp 10 Lê Hồng Phong 2021
Đề thi vào lớp 10 môn văn (đề chung) của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong năm 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay khi kỳ thi diễn ra vào ngày 15/6/2021.
Phần I Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết hình thức trong những trường hợp sau:
a. Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. (Kim Lân).
b. Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)
Câu 2. (1,0 điểm)
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của các từ “tay" trong những câu sau.
a. Tay tre đã vươn dài đầy sức sống.
b. "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (Chính Hữu)
c. “Rối ren tay bí tay bầu". (Nguyễn Duy)
d. Hắn là một tay cờ bạc có hạng.
Phần II: Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc Văn bản Sau:
Năm 1920, có một cậu bé 11 tuổi ở Mỹ đá bóng làm vỡ kính nhà hàng xóm. Họ đòi cậu bồi thường 13 đô la. Lúc bấy giờ 13 đô la là một con số không nhỏ, có thể mua được 125 con gà mái. Cậu bé nhận lỗi với cha. Cha cậu bảo: "Con phải chịu trách nhiệm về việc này." Cậu bé rất khó xử: "Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải phả vào năm sau." Từ đó cậu bé vất vả làm thêm, và nửa năm chịu khó cậu đã kiếm được số tiền "không lồ" đó và hoàn trả cho cha. Cậu bé sau này trở thành tổng thống của nước Mỹ - Reagan. Khi nhớ tới câu chuyện này, ông nói, sửa sai bằng chính nỗ lực của mình đã khiến tôi hiểu được thế nào là trách nhiệm.
(Học cho ai? Học để làm gì? Tiêu Vệ, tr 23-24, NXB Kim Đồng)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Ghi lại lời của người cha nói với con khi cậu bé nhận đối với cha.
Câu 2.
Lời nói của người cha có tác dụng như thế nào đối với người con?Câu 3. Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử người cha hay không? Vì sao?
Phần III: Làm văn (5,5 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm).
Từ nội dung của văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng giấy thi trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải gánh vác trách nhiệm của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
"Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn dường đến xứ sở của cái đẹp" - K.Pautopxki.
Bằng việc cảm nhận tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", anh/chị hãy làm rõ "xứ sở của cái đẹp" mà nhà văn Lê Minh Khuê "dẫn đường" cho chúng ta đến?
-HẾT-
Đáp án đề thi tuyển sinh môn văn vào lớp 10 Lê Hồng Phong (Nam Định) 2021
Phần I Tiếng Việt
Câu 1
Phép liên kết hình thức trong những trường hợp sau:
a. Thế: người đàn bà - Thị
b. Phép trái nghĩa: yếu đuối - kẻ mạnh, hiền lành - ác
Câu 2.
a. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b. Từ “tay” là nghĩa gốc.
c. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
d. Từ “tay” là nghĩa chuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Phần II: Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Lời của người cha nói với con khi cậu bé nhận lỗi với cha: - “Con phải chịu trách nhiệm về việc này” - “Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải trả vào năm sau”
Câu 2
Lời nói của người cha có tác dụng:
- Người cha muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.
- Đây như một bài học của người cha dành cho con trai: "có vay, có trả"
- Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho cha.
Câu 3. Nêu quan điểm của riêng em, lý giải hợp lý.
Gợi ý: Em đồng tình với cách ứng xử của người cha:
- Yêu cầu của cha đặt ra có ý nghĩa là tạo động lực cho cậu bé. Để cậu không ỷ lại và dựa dẫm vào cha.
- Cha có thể hỗ trợ cậu bé lúc đó nhưng cậu bé phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình.
Phần III: Làm văn (5,5 điểm)
Câu 1.
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu về tinh thần gánh vác trách nhiệm của con người trong cuộc sống
II. Thân đoạn:
1. Giải thích:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thật tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tinh thần yêu nước, chăm lo học tập,....
- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
- Đối với công dân; thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh
- Sống không được ỷ lại và dựa dẫm vào người khác, phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình.
3. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
- Được lòng tin của mọi người
- Thành công trong công việc và cuộc sống
4. Phản đề
- Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...
III. Kết doan:
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống
- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm
Câu 2.
1. Mở bài:
Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.
2. Thân bài
- Nhà văn chân chính: nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người, đem ngòi bút của mình khám phá, phát hiện, ngợi ca cuộc sống . Đem tài năng của mình để phục vụ đời sống và lợi ích của ccon người.
- Người dẫn đường: dẫn dắt , mở ra tầm nhìn giúp cho người đi đúng hướng, có thể khám phá phát hiện cuộc sống. Xứ sở cái đẹp : nơi chứa đựng những thứ tốt đẹp, đẹp đẽ, cao cả, nhân văn. Sứ xở cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở nội dung, hình thức nghệ thuật.
- Khẳng định vai trò thiên chức của nhà văn, là phải viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, giúp người đọc khám phá cái đẹp được nhà văn gửi gắm trong tác phẩm .
- Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động. Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.
- Vẻ đẹp của những con người trong Những ngôi sao xa xôi : là vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong, là vẻ đẹp về cả tinh thần tránh nhiệm - của người chiến sĩ.
+ Vẻ đẹp chung của ba cô gái:
- Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hy sinh.
- Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.
- Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.
+ Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong:
- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.
- Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
- Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.
Xem thêm tài liệu văn mẫu hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi với các bài văn đặc sắc.
* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện:
- Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề.
- Cốt truyện : đơn giản, chân thật
- Nhân vật xuất hiện sau từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ
3. Kết Bài
Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người trẻ, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.
Dưới đây là đề thi chính thức của các năm trước giúp các em thử sức tại nhà:
Đề thi vào 10 môn văn chung chuyên Lê Hồng Phong các năm trước
Đề thi vào 10 môn văn chung chuyên Lê Hồng Phong năm 2020
Phần I Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
a) Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bằng Việt).
b) Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng)
c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)
d) - Vâng bà để mặc em ... (Kim Lân)
Xem chi tiết đề và đáp án đề thi Văn vào lớp 10 năm 2020 Chuyên Lê Hồng Phong
Đề thi vào 10 môn văn chung chuyên Lê Hồng Phong năm 2019
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi là con gái Hà Nội (1). Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá (2). Hai bim tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn (3). Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" (4).
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
a) Tìm lời dẫn trực tiếp.
b) Xác định khởi ngữ.
c) Chỉ ra hai phép liên kết và từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.
Xem đầy đủ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2019 chuyên Lê Hồng Phong
Đề thi vào 10 môn văn chung chuyên Lê Hồng Phong năm 2018
Phần I. Tiếng Việt (2,5 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm).
Trong các từ gạch chân sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a. Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
(Ca dao)
b. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c. Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Chi tiết có trong đề thi vào lớp 10 môn văn 2018 chuyên Lê Hồng Phong (có đáp án)
Đề thi vào 10 môn văn chung chuyên Lê Hồng Phong năm 2017
Phần I. Tiếng Việt (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
“Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
– Vô ăn cơm! (1)
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
Chi tiết: Đề thi môn Văn vào 10 chuyên Lê Hồng Phong 2017 (có đáp án)
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn chung năm 2021 và các năm trước của trường chuyên Lê Hồng Phong và một số thông tin về kỳ thi vào lớp 10 được Đọc Tài Liệu chia sẻ.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.
Tham khảo thêm: