Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM

Xuất bản: 24/02/2020 - Tác giả:

Tải về mẫu đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 do trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công bố dành cho các em học sinh tham khảo.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) từ năm 2018 để lấy kết quả đánh giá xét tuyển vào các trường đại học trong hệ thống ĐHQG-HCM. Sau năm tổ chức đầu tiên, kỳ thi ĐGNL đã nhận được phản hồi tích cực và sự tin tưởng của xã hội.

Năm 2019, ngoài các trường đại học thuộc ĐHQG-HCM, còn có 24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG HCM sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh. Năm 2020 dự kiến con số này sẽ tăng lên hơn 40 trường. Việc tham dự kỳ thi ĐGNL sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.

Bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh

Cấu trúc của bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

Nội dungSố câu
Phần 1: Ngôn ngữ
1.1. Tiếng Việt20
1.2. Tiếng Anh20
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
2.1. Toán học10
2.2. Tư duy logic10
2.3. Phân tích số liệu10
Phần 3: Giải quyết vấn đề
3.1. Hóa học10
3.2. Vật lí10
3.3. Sinh học10
3.4. Địa lí10
3.5. Lịch sử10

Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng… thì mưa.”

A. tỏ

B. sáng

C. mờ

D. tán

2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối quan hệ chính?

A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng.

B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình.

C. Mối quan hệ giữa thiện và ác.

D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng.

3. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

A. Lục bát.

B. Ngũ ngôn.

C. Song thất lục bát.

D. Tự do.

4.

“Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

A. Bông liễu.

B. Nách tường.

C. Láng giềng.

D. Oanh vàng.

5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng… ở trong lòng.” (Tống biệt hành - Thâm Tâm)

A. khóc

B. gió

C. sóng

D. hát

6. “Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.”

(Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách).

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian.

B. trung đại.

C. thơ Mới.

D. thơ hiện đại.

7. Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?

A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc

B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ

C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ

D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man

8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

A. Chất phát.

B. Trau chuốc.

C. Bàng hoàng.

D. Lãng mạng.

9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh tôi là một người…”

A. Chính trực, thẳn thắng.

B. Trính trực, thẳn thắng.

C. Trính trực, thẳng thắn.

D. Chính trực, thẳng thắn.

10. Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau: “Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến sĩ vẫn ngang nhiên cầm súng xông ra chiến trường.”

A. xông ra.

B. người chiến sĩ.

C. ngang nhiên.

D. đạn lạc.

11. Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:

A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.

B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.

C. từ láy toàn thể.

D. từ láy bộ phận.

12. “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4).

(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:

A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ.

B. tư chất nghệ sĩ.

C. sự không chuyên, thiếu cố gắng.

D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

13. “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)

Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.

A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng.

B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.

C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối.

D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.

14. “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây là câu:

A. thiếu chủ ngữ.

B. thiếu vị ngữ.

C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

D. sai logic.

15. Trong các câu sau:

I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.

III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.

Những câu nào mắc lỗi?

A. I và II

B. III và IV.

C. I và III.

D. II và IV.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.

Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.

Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

16. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

A. Sinh hoạt.

B. Chính luận.

C. Nghệ thuật.

D. Báo chí.

17. Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:

A. bi lụy.

B. hạnh phúc.

C. cau có.

D. vô cảm.

18. Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…” là:

A. tự sự.

B. thuyết minh.

C. nghị luận.

D. miêu tả.

19. Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:

A. thành phố.

B. thị trấn trong sương.

C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu.

D. làng chài ven biển.

20. Chủ đề chính của đoạn văn là:

A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.

B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.

C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.

D. Người chồng bạc bẽo.

Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 1
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 2
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 3
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 4
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 5
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 6
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 7
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 8
Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 9

Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM trang 10

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra dân số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”, giai đoạn 2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh.

Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài (tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và thu nhập thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm việc có kinh tế tốt hơn các hộ khác.

Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn định thu nhập và nghèo (Stark 1991).

(Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016)

109. Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình?

A. Khai phá vùng đất mới, mở rộng diện tích.

B. Giải quyết vấn đề việc làm, ổn định nơi ở.

C. Ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người.

D. Thực hiện các chính sách khuyến nông.

110. Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo dục là:

A. 45-55%.

B. 11-15%.

C. 30-44%.

D. 14-20%.

111. Theo bài đọc, nguyên nhân chủ yếu của việc di cư từ nông thôn ra đô thị là do:

A. chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn.

B. các yếu tố bất ổn định về việc làm.

C. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.

D. chính sách phát triển đô thị.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

Hiện nay, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch của khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. Khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng. Về địa hình: có nhiều cảnh quan đẹp như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo… Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, hơn 200 hang động, các di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng... Về tài nguyên sinh vật: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới…

Về tài nguyên du lịch nhân văn, tính trên cả nước có 4 vạn di tích trong đó có hơn 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra còn các di sản văn hóa phi vật thể thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên…

(Nguồn: SGK Địa lí lớp 12 và Internet)

112. Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm:

A. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Quần thể di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long.

C. Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

D. Thánh địa Mỹ Sơn và Quần thể di tích Cố đô Huế.

113. Tài nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là:

A. tài nguyên địa hình và tài nguyên sinh vật.

B. tài nguyên lễ hội và tài nguyên tự nhiên.

C. tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

D. tài nguyên nhân văn và tài nguyên di sản.

114. Dựa vào bài đọc, hãy cho biết thành phố nào có đến hai di sản được UNESCO công nhận?

A. Hạ Long.

B. Huế.

C. Hà Nội.

D. Hội An.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117

Tại Hội nghị Yalta (2-1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN).

Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ).

Ngày 24-10-1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10-01-1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước.

Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14-7-2011.

LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau:

•Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

•Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

•Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

•Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

•Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.

115. Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu?

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

116. LHQ được thành lập vào thời điểm nào?

A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.

C. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

117. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc nào trong Hiến chương của Liên hợp quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến  động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguổn: Lịch sử 11, trang 155)

118. Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX

A. Công nhân, nông dân.

B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị.

C. Trí thức Nho học.

D. Tư sản dân tộc.

119. Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Bị kìm hãm, không phát triển được

B. Phát triển chậm và không toàn diện

C. Phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc

D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

120. Giai cấp, tầng lớp nào đã tiếp thu ý thức hệ dân chủ tư sản

A. Tư sản

B. Tiểu tư sản

C. Trí thức

D. Tư sản và tiểu tư sản

HẾT

Trên đây là đề thi mẫu đánh giá năng lực 2020 - ĐHQG TPHCM mà các em học sinh lớp 12 nhất định phải tham khảo. Đây cũng là một cơ hội để giúp các em lựa chọn thử sức của bản thân và đưa ra lựa chọn ngành nghề mình yêu thích.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM