Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn học kì 2 tỉnh Nam Định 2019

Xuất bản: 17/04/2019 - Tác giả:

Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 Nam Định 2019 chi tiết để các em có một tài liệu tham khảo cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới

Mục lục nội dung

Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

ĐỂ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2018 - 2019 

Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Tập trung là bị mất vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống. Nếu thiếu sự tập trung, tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong "mớ bòng bong" - những thứ chúng ta chẳng phải làm, những việc chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, ước mơ của bản thân và rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác... Không có gì ngạc nhiên khi bạn phải quay cuồng xoay sở để bạn có thể tập trung vào những điều bạn thật sự muốn làm.

Bạn vào Facebook để xem thông báo công việc, học tập. Những thứ "”thú vị" xuất hiện trên "Bảng tin".  Bạn click vào xem, tự hứa với mình chỉ 5 phút thôi, giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng,

Bạn vào Youtube để học tiếng Anh, ở phần “Video liên quan" bên trái xuất hiện hàng loạt video giải trí, ca nhạc, phim ảnh... Bạn click vào xem, tự hứa chỉ một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12 giờ đêm.

Đang làm việc với chiếc laptop, vào internet kiếm tài liệu, tiện tay bạn mở Facebook, Youtube, các trang chế ảnh, đọc báo... khiến bạn không thể nào tập trung được quá 30 phút.

Kết quả bạn không thể hoàn thành được công việc, theo thời gian hình thành thói quen ăn vào tiềm thức, các mục tiêu nhỏ chưa được chinh phục, dẫn tới thiếu động lực để đạt mục tiêu lớn, và vì thế để thực hiện ước mơ thì thực sự còn là một điều xa vời.

(10 điều khác biệt giữa người theo đuổi ước mơ và người giết chết trước mơ,

1980 Books, NXB Lao động, tr.32 – 33)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo tác giả, “mớ bòng bong” mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào nếu thiếu sự tập trung là gì?

Câu 2.

Các dẫn chứng được tác giả nêu ra là những điều gì trong mớ bòng bong” mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào khi thiếu sự tập trung?

Câu 3. Theo anh/chị, tác giả muốn nói những gì khi đưa ra các dẫn chứng trong thực tế?

Câu 4. Từ trải nghiệm bản thân, anh/chị hãy đề xuất một phương pháp hữu hiệu để có thể tập trung học tập. Lí giải ngắn gọn vì sao anh/chị lại chọn phương pháp đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự tập trung trong cuộc sống.

Câu 2 (3.0 điểm) Phần đầu đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu gợi nhắc:

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối là những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Phần cuối đoạn thơ, nhà thơ làm sống dậy:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ảnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. 

(Tố Hữu - Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.110 và tr.113)

Phân tích hai đoạn thơ trên. Từ đó, chỉ ra và nêu ý nghĩa sự vận động của cảm xúc trữ tình của thơ Tố Hữu.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 Nam Định

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo tác giả, “mớ bòng bong" mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào nếu thiếu sự tập trung là: những thứ chúng ta chẳng phải làm, những việc chúng ta yêu thích, những mục tiêu kinh doanh, giấc mộng tài chính, tước mơ của bản thân và rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết khác....

Câu 2.

Trong “mớ bòng bong” mà tất cả chúng ta đều mắc kẹt vào khi thiếu sự tập trung, các dẫn chứng được tác giả nêu ra là:

- những thứ chúng ta chẳng phải làm;

- những việc chúng ta yêu thích

Câu 3.

Theo anh/chị, tác giả muốn nói những gì khi đưa ra các dẫn chứng trong thực tế?

Khi đưa ra các dẫn chứng trong thực tế, tác giả muốn nói:

- Cuộc sống quanh ta có rất nhiều cám dỗ/hoặc nhiều điều thú vị dễ làm ta phân tâm, thiếu sự tập trung,

- Sự tập trung là một điều không dễ dàng;

- Sự thiếu tập trung đã ngốn rất nhiều thời giờ quý báu của ta.

Câu 4. Từ trải nghiệm bản thân, anh/chị hãy đề xuất một phương pháp hữu hiệu để có thể tập trung học tập. Lí giải ngắn gọn vì sao anh/chị lại chọn phương pháp đó.

Yêu cầu đặt ra:

- Nêu rõ một phương pháp hữu hiệu mà em nghĩ được: vạch rõ thời gian biểu học tập, đặt ra mục tiêu học tập theo tuần, .....

- Lí giải ngắn gọn, thuyết phục

II. LÀM VĂN

Câu 1

Lí giải vì sao con người làm tổn thương thế giới

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự tập trung

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự tập trung trong cuộc sống. Sau đây là một vài định hướng:

- Sự tập trung giúp con người giải quyết tốt nhất công việc; là điều kiện rèn luyện năng lực; là cơ hội phát huy tài năng tiềm lực; là yếu tố quyết định đạt mục tiêu; và yếu tố quan trọng rèn luyện ý thức nghiêm túc, tự trọng, tôn trọng người đối diện hoặc cộng sự.

- Sự tập trung giúp một cộng đồng tạo ra sức mạnh vô song, đạt mục tiêu lớn, phá vỡ giới hạn của con người, biến điều không thể thành có thể...

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Câu 2. Phân tích hai đoạn thơ trong đoạn trích Việt Bắc. Từ đó, chỉ ra và nêu ý nghĩa sự vận động trong cảm xúc trữ tình của nhà thơ.

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích hai đoạn thơ. Từ đó, chỉ ra và nêu ý nghĩa sự vận động của cảm xúc trữ tình qua hai do tho do.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, 2 đoạn thơ, nội dung NL

- Phân tích đoạn 1

+ Nội dung: là lời người ở lại nhắn nhủ người ra đi nhớ về kỉ niệm những ngày đầu kháng chiến gian khổ.

+ Nghệ thuật: biết gọi ra và phân tích ý nghĩa các yếu tố hình thức như cách xưng hô (mình); điệp từ, điệp cấu trúc (mình đi, có nhớ; mình về có nhớ); những hình ảnh tả thực cùng cách diễn đạt ấn tượng về gian khổ bởi thiên nhiên dữ dội mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù); bởi thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến (miếng cơm chấm muối); bởi nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề (mối thù nặng vai).

- Phân tích đoạn 2

+ Nội dung: là lời người ra đi gợi nhớ về những ngày mình và ta cùng nhau ra trận để làm nên sức mạnh chiến đấu và niềm vui chiến thắng.

+ Nghệ thuật: biết gọi ra và phân tích ý nghĩa các yếu tố như nhịp thơ mạnh mẽ; ngôn ngữ (nhiều động từ mạnh và từ láy tượng hình, tượng thanh: rầm rập, rung, điệp điệp trùng trùng, đỏ đuốc, nát đá, bay, thăm thẳm); các hình tượng (đoàn quân, đoàn dân công, niềm vui); các biện pháp tu từ (so sánh - phóng đại rất sử thi như là đất rung, bước chân nát đá; điệp từ vui, liệt kê các địa danh)

- Chỉ ra sự vận động của cảm xúc trữ tình: Cảm xúc trữ tình trong hai đoạn thơ có sự vận động rõ nét: đi từ nỗi nhớ về những ngày gian khổ hi sinh (đoạn 1) đến nhớ những ngày hào hùng chiến đấu và chiến thắng (đoạn 2); đi từ niềm xúc động thấm thía rưng rưng (đoạn 1) đến niềm vui say, hào sảng (đoạn 2); đi từ ân tình với quá khứ (đoạn 1) đến vui với hiện tại và tin ở tương lai (đoạn 2). Cảm xúc này chi phối đến hình ảnh thơ (đoạn 1 thiên về hình ảnh thực; đoạn 2 thiên về hình ảnh mang tính chất sử thi và lãng mạn); đến nhịp thơ (đoạn 1 chậm rãi; đoạn 2 gấp gáp); đến âm hưởng thơ (đoạn 1 mang âm hưởng tình ca; đoạn 2 mang âm hưởng hùng ca)...

- Ý nghĩa

Với đoạn trích/bài thơ: phong phú nguồn cảm xúc trữ tình.

+ Với tác giả: góp phần thể hiện phong cách thơ Tố Hữu (trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi)

+ Với thời đại: góp phần thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam: nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, cách thể hiện độc đáo về vấn đề cần nghị luận.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM