Đề ôn luyện HSG Tiếng việt 5 số 20 thuộc tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án chi tiết là một trong những tài liệu hữu ích để giúp các em học sinh ôn tập, đạt kết quả cao cho các kỳ thi học sinh giỏi cuối cấp Tiểu học.
Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo đề thi số 20 này nhé:
Đề thi số 20
Họ và tên HS:.......................................
Lớp :.............
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 70 phút)
Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Dưới đây là các câu hỏi và các ý trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. gồ ghề
B. ngượng ngịu
C. kèm cặp
D. kim cương
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
A. nước uống
B. xe hơi
C. xe cộ
D. ăn cơm
Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép?
A. san sẻ
B. phương hướng
C. xa lạ
D. mong mỏi
Câu 4: Từ nào là danh từ?
A. cái đẹp
B. tươi đẹp
C. đáng yêu
D. thân thương
Câu 5: Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. vừa đi vừa chạy
B. đi ôtô
C. đi nghỉ mát
D. đi con mã
Câu 6: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?
A. xanh ngắt B. xanh biếc
C. xanh thẳm
D. xanh mướt
Câu 7: Cặp từ quan hệ trong câu ghép: “Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ” biểu thị quan hệ nào?
A. Nguyên nhân - kết quả
B. Điều kiện, giả thiết - kết quả
C. Đối chiếu, so sánh, tương phản
D. Tăng tiến
Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
Câu 2: (0,5đ) Cho cặp từ sau: thuyền nan / thuyền bè
Hãy cho biết: 2 từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào (về nghĩa và về cấu tạo từ)?
Câu 3: (1,5đ)
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
Câu 4: (4,5đ) Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 – 25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em đối với cảnh vật đó.
BÀI LÀM (Phần bài tập: Câu 2,3,4)
......... ......... ......... ......... ......... .
......... ......... ......... ......... ......... .
......... ......... ......... ......... ......... .
......... ......... ......... ......... ......... .
Trình bày bài: 0,5 điểm
Để in đề, hãy tải trực tiếp file DOC, PDF phía dưới bài viết này!
Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt số 20
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1.B
Câu 2.D
Câu 3.D
Câu 4.A
Câu 5.A
Câu 6.D
Câu 7.B
Phần II: BÀI TẬP :
Câu 1:
Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng (CN) / xôn xao quanh mạn thuyền (VN).
b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ(CN) / lăn tròn trên bãi cỏ(VN).
Câu 2: Cặp từ : thuyền nan / thuyền bè ( về nghĩa và về cấu tạo từ ) khác nhau ở chỗ :
- Về nghĩa: 1
thuyền bè: từ có nghĩa khái quát, chỉ thuyền và các phương tiện giao thông trên mặt nước.
thuyền nan: từ có nghĩa cụ thể, chỉ loại nhỏ: chiếc thuyền nhỏ đan bằng nan tre
- Về cấu tạo:
thuyền nan là từ ghép có nghĩa phân loại
thuyền bè là từ ghép có nghĩa tổng hợp
Câu 3:
Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể:
- Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp dẽ thơ mộng trên quê hương.
- Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng;
Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, chứng tỏ tình cảm của tác giả đối với quê hương thật sâu sắc và đẹp đẽ.
Câu 4:
Dàn ý tham khảo cho yêu cầu này:
Mở bài:
Giới thiệu cảnh vật nào trên quê hương mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào?
Thân bài:
Tả bao quát:
- Cảnh vật ở đâu? Bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao?
- Đặc trưng nổi bật nhất của cảnh vật của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị... (các em có thể miêu tả cảnh vật quê hương theo các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm.)
- Sinh hoạt của con người bên cạnh cảnh vật đó như thế nào.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...).
Xem thêm: Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 5
Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 20, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa nhé!