Đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt - Đề số 19

Xuất bản: 07/04/2020 - Tác giả:

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án đề số 19 chi tiết dành cho thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh lớp 5 tham khảo.

Mục lục nội dung

Đề ôn luyện HSG Tiếng việt 5 số 19 thuộc tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án chi tiết là một trong những tài liệu hữu ích để giúp các em học sinh ôn tập, đạt kết quả cao cho các kỳ thi học sinh giỏi cuối cấp Tiểu học.

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo đề thi số 19 này nhé:

Đề thi số 19

Họ và tên HS:.......................................

Lớp :.............

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5

MÔN TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài: 70 phút)

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

A.  sơ xác

B. xứ sở

C. xuất xứ

D. sơ đồ

Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?

A. cần mẫn

B. học hỏi

C. đất đai

D. thúng mủng

Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?

A. cuộc sống

B. tình thương

C. đấu tranh

D. nỗi nhớ

Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?

A. tổ tiên

B. tổ quốc

C. đất nước

D. giang sơn

Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. lăn tăn

B. tí tách

C. thấp thoáng

D. ngào ngạt

Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. mùa xuân

B. tuổi xuân

C.sức xuân

D. 70 xuân

Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?

A. Mặt nước loang loáng

B. Con đê in một vệt ngang trời đó

C. Trên mặt nước loang loáng

D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

Phần II: BÀI TẬP (7,5 điểm)

Câu 1: (1đ) Gạch dưới các bộ phận song song trong các câu sau và cho biết chúng giữ chức vụ gì trong câu :

a)  Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.

b)  Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

Câu 2: (0,5đ) Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong 2 câu văn sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về.

Câu 3: (1,5đ) Trong bài “Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ

Võng gai ru mát những trưa nắng hè.

Hãy cho biết, đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?

Câu 4: (4,5đ) Hãy viết một bài văn tả một cái cây cho bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó .

BÀI LÀM

(Phần bài tập: Câu 2,3, 4)

......... ......... ......... ......... ......... .

......... ......... ......... ......... ......... .

......... ......... ......... ......... ......... .

......... ......... ......... ......... ......... .

Trình bày bài: 0,5 điểm

Để in đề, hãy tải trực tiếp file DOC, PDF phía dưới bài viết này!

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt số 19

Phần I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1.A

Câu 2.C

Câu 3.C

Câu 4.A

Câu 5.B

Câu 6.A

Câu 7.A

Phần II: BÀI TẬP :

Câu 1: 

a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù. (Cùng làm CN)

b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. (Cùng làm VN)

Câu 2: Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết như sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về.

Câu 3:

Tác giả tả về vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của ngôi nhà của Bác lúc thiếu thời cũng như bao ngôi nhà ở làng quê Việt nam. Thấy được ngôi nhà của Bác thật gần gũi, chan hoà với cảnh vật quê hương.

Cách trả lời hay:

Đoạn thơ trên, tác giả đã cho ta cảm nhận được cuộc sống giản dị, đơn sơ của Bác thuở thiếu thời. Đó là một cuộc sống bình dị như cuộc sống của bao ngôi nhà ở làng quê Bác:

“ Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa”

Một cuộc sống rất gần gũi, giản dị mà cũng rất thân thương đó là:

“ Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”.

Qua đó, nhà thơ muốn bộc lộ đức tính giản dị của Bác từ thuở thiếu thời. Sống trong ngôi nhà đó, Bác được lớn lên trong tình yêu thương thân thiết của gia đình, của bà con quê Bác.

Câu 4:

Dàn ý tham khảo

Mở bài: Giới thiệu về cây cho bóng mát em muốn tả:

+ Em thấy nó ở đâu?

+ Nó là cây gì? (cây phượng vĩ, cây đa, cây bàng, cây cổ thụ... )

Thân bài: Tả bao quát đến chi tiết

+ Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,... )

+ Cây khoảng bao nhiêu tuổi? (nếu em biết hoặc có thể ghi "từ lúc em nhận biết thì cây đã có ở đó rồi").

+ Thân cây (to, sần sùi, ...)

+ Rễ (uốn lượn, ngoằn nghèo,... - nếu em biết)

+ Cành cây (vươn lên, tỏa nhiều cành)

+ Hoa (nếu cây đó có hoa:  nở lúc nào, màu sắc, bao nhiêu cánh, ...)

+ Công dụng của cây (làm cảnh, tạo bóng mát,... )

+ Vì sao em cảm thấy gần gũi và gắn bó với cây mà em tả? Kể lại kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với cây?

c ) Kết bài: Nêu cảm nghĩ

Văn mẫu tham khảo:

Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 19, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM