Đọc tài liệu xin gửi tới các em đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn dành cho học sinh lớp 9 vừa diễn ra của tỉnh Vĩnh Long. Chi tiết đề thi như sau:
Đề thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG ĐỀ CHÍNH THỨC | KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019-2020 - Môn: NGỮ VĂN - Lớp 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cuộc đời có thể có rất nhiều người bạn đồng hành, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn bè thân thiết của con. Nếu tìm được những người cùng chung chí hướng, con nhất định là một người may mắn. Hãy tìm những người bạn kiến thức sâu rộng hơn mình vì họ có thể giúp đỡ con rất nhiều trên chặng đường dài phía trước.
Muốn bạn bè chơi được bền lâu, con phải đối xử với họ thật chân thành. Ngoài cách đó ra, không còn cách nào khác. Khi bạn bè gặp chuyện vui, phải hết lòng mừng cho họ. Còn khi họ gặp tình cảnh khó khăn, con phải giúp đỡ hết lòng. Những người ở bên ta khi ta hạnh phúc thì rất dễ quên đi nhưng những người chia tay giúp đỡ khi ta gặp chuyện buồn mới là những người ta khó quên nhất.
[...]
Ta có thể khẳng định không một ai trên đời không một lần lầm lỡ. [...] Điều quan trọng là phải giữ cho mình thật tỉnh táo, thắng không kiêu, thua không nản. Đừng ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng phiền muộn mỗi khi mình vấp ngã. Mỉm cười, đứng dậy và bền bỉ tiến về phía trước, thành công vẫn luôn đợi chờ.
(Theo Đình Trọng, Lá thư thấm thía của người cha gửi con trai...,
www.cafef.vn, 17/5/2019)
Câu 1: Chỉ ra câu có hình thức phủ định của phủ định. (0.5 điểm)
Câu 2: Người cha dặn con nên làm gì để tình bạn được lâu bền? (0,5 điểm)
Câu 3: Em hiểu “bạn đồng hành” khác với "bạn bè thân thiết” như thế nào trong câu văn được in nghiêng? (1,0 điểm).
Câu 4:
a. Kể tên các thành phần biệt lập. (0.5 điểm)
b. Đặt một câu có thành phần tình thái để khẳng định tác động tích cực của bài viết trên đến các bạn trẻ. (0.5 điểm)
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về giá trị của sự thất bại.
Câu 2: (5.0 điểm) Cảm xúc của nhà thơ qua hai đoạn thơ sau, trích “Viếng lăng Bác" - Viễn Phương:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
(Ngữ văn 9, tập hai, Nxb GDVN 2010, tr.58,59)
Hết
Đáp án gợi ý:
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm).
Câu 1: Câu có hình thức phủ định của phủ định: Ta có thể khẳng định không một ai trên đời không một lần lầm lỡ.
Câu 2: Người cha dặn con: "con phải đối xử với họ thật chân thành"
Câu 3: Sự khác biệt giữa “bạn đồng hành” khác với :bạn bè thân thiết”:
- Bạn đồng hành là những người đơn thuần cùng thực hiện một công việc, chung một mục đích/ những người gắn kết với nhau vì mục đích công việc là chính...
- Bạn bè thân thiết là những người gắn kết với nhau trên cơ sở tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ.
Câu 4:
a. Tên các thành phần biệt lập: tinh thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú
b. Ví dụ: Chắc chắn, bài viết này sẽ giúp nhiều bạn trẻ sống tốt hơn.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Vấn đề nghị luận: giá trị của sự thất bại.
Bàn luận vấn đề:
- Giải thích: “Thất bại” là những lần chúng ta mắc phải sai lầm, không đạt được mục đích mà bản thân mình mong muốn.
- Nguyên nhân của thất bại
- Bạn không có mục tiêu rõ ràng cuối cùng, không có khát vọng để thành công
- Thiếu niềm tin về bản thân, sợ hãi thất bại khiến bản thân không dám làm
- Thiếu ý chí và lòng quyết tâm
- Thiếu ý thức học hỏi để không ngừng hoàn thiện mình trong một thế giới phát triển ngày càng nhanh .
- Giá trị mà thất bại đem lại:
- Những người thành công thì chắc chắn họ đã trả giá rất nhiều cho những lần thất bại nhưng khi họ nhìn lại thất bại, họ nghĩ đó chính là một sự trải nghiệm tuyệt vời.
- Từ những thất bại chúng ta sẽ học được nhiều điều hơn từ thành công.
- Làm thế nào để vượt qua sự thất bại
- Thay đổi suy nghĩ của bản thân về sự thất bại, tin tưởng vào chính mình
- Nghĩ đến những kết quả tốt đẹp phía trước
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với thất bại, có phương án dự phòng
- Luôn cố gắng học hỏi, rút ra những bài học cho riêng mình
Câu 2: (5.0 điểm)
Tham khảo dàn ý sau:
a) Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn vài nét về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt, giới thiệu hai khổ cuối: Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
b) Thân bài
* Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
Xem thêm chi tiết tại: Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác
-/-
Trên đây là đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 tỉnh Vĩnh Long năm học 2019/2020 chi tiết, các em có thể tham khảo thêm các bài tập khác cũng như văn mẫu lớp 9 hay do Đọc tài liệu thực hiện nhé!
- Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2020 - Đọc tài liệu -