Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 tỉnh An Giang năm 2019

Xuất bản: 26/12/2019 - Cập nhật: 27/12/2019 - Tác giả:

Tham khảo ngay đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 do sở GD&ĐT An Giang năm học 2019/2020 ra đề với một dạng đề thi phổ biến năm nay!

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2019 của tỉnh An Giang là một trong những tài liệu giúp các em ôn luyện các dạng câu hỏi sẽ ra trong đề thi cuối học kì tốt nhất.

Thời gian làm bài là 120 phút, cùng Đọc tài liệu thử sức nhé:

Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN (Đề gồm có 02 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

Muốn biết giá trị thật sự của 1 năm, hãy hỏi 1 học sinh thi rớt đại học. Muốn biết giá trị thật sự của 1 tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non

Muốn biết giá trị thật sự của 1 tuần, hãy hỏi biên tập viên của 1 tạp chí ra hàng tuần

Muốn biết giá trị thật sự của 1 giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau.

Muốn biết giá trị thật sự của 1 phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.

Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi 1 tai nạn liên nghèo.

Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Sea Games.

1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu, 1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả.

Những con người khỏe mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua. Nhưng đối với những bệnh nhân nan y, 1 giây là sự sống.

Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao tháng ngày trại rèn, 1 giãy nói lên tất cả.

1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoay bất tận, 1 giây của hôm nay không như

1 giây của hôm qua và càng không giống 1 giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ phải hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi.

(Theo facebook.com/ruoumocsamocchau)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định và cho biết phép tu từ từ vựng được sử dụng từ dòng 1 đến dòng 6 (từ trên xuống). (0,5 điểm)

Câu 2. Tìm các từ trong các dòng từ 1 đến 6 (từ trên xuống) sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên trường từ vựng đó. (1,0 điểm)

Câu 3. Nội dung chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 4. Em hiểu nội dung hai câu sau như thế nào? (1,0 điểm)

[1] Muốn biết giá trị thật sự của 1 phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.

[2] Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi 1 tai nạn hiểm nghèo.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc sống như thế nào để không bao giờ hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi.

Câu 2. (5,0 điểm) Kể lại tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Qua truyện kể với nhân vật Trường Sinh và Vũ Nương, nhân vật nào gây ấn tượng hơn cho em? Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật đó.

--- Hết ---

Đáp án chính thức từ Sở

I. ĐỌC HIỂU

1

- Phép điệp ngữ

- Xác định điệp ngữ: Muốn biết giá trị thật sự của La, hãy hỏi .

2. Gợi ý trả lời:

- Các từ cùng trường từ vựng; năm, tháng, tuần, giờ, phút, giây

- Trường từ vựng chỉ thời gian

3. Nội dung chính văn bản: giá trị quý báu của thời gian đối với cuộc sống con người.

4.

[1] Người vừa lỡ chuyến tàu chỉ đến chậm hơn 1 phút. Nếu đến nhanh hơn 1 phút thì sẽ không phải lỡ chuyến tàu, nên họ hiểu giá trị của 1 phút là như thế nào,

[2] Người vừa thoát khỏi 1 tai nạn hiểm nghèo chỉ chậm/nhanh hơn 1 giây sẽ tránh được tai nạn, nên họ hiểu giá trị của 1 giây là như thế nào.

II. LÀM VĂN

Câu 1 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, tóc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng luận đề

Việc sử dụng thời gian đúng đắn của mỗi người.

c. Triển khai nội dung bài viết

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của thời gian và sử dụng thời gian hợp lý, đúng đắn, không để về sau phải hối tiếc vì sự phung phí của mình.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

Kể lại tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Trình bày suy nghĩ tùy chọn về nhân vật Trương Sinh Vũ Nương,

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề

Kể lại diễn biến Chuyện người con gái Nam Xương. Trình bày suy nghĩ về 1 trong 2 nhân vật: Trương Sinh hoặc Vũ Nương.

c. Triển khai nội dung bài viết

Vận dụng tốt thao tác tự sự và lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và luận cứ để diễn giải.

Trình bày suy nghĩ về nhân vật: Trương Sinh/Vũ Nương

* Nhân vật Trương Sinh - Người có tính đa nghi, thiếu suy xét ngọn ngành sự việc.

- Ghen tuông mù quáng, cố chấp (không nghe người khác...)

- Cách xử sự của của một người chồng vũ phu, thất học, nên phá tan hạnh phúc gia đình, đấy người vợ đến con đường cùng.

- Thiếu thiện chí (biết vợ chết oan nhưng đến khi Phan Lang về báo lại chuyện, mới lập đàn tràng giải oan).

* Nhân vật Vũ Nương - Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.

- Người phụ nữ đức hạnh (hiếu thảo với mẹ chồng, chung thủy với chồng).

- Bởi sự ghen tuông mù quáng của chồng mà Vũ Nương phải rơi vào bi kịch oan khuất và đi đến cái chết tức tưởi.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo.

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Trên đây là đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 của tỉnh An Giang năm học 2019/2020 do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với nội dung này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức thi cuối kì 1 tốt hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM