Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2019 - Đề số 4

Xuất bản: 31/10/2019

Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 đề số 4 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từng câu giúp các em học sinh cùng phụ huynh học bài và ôn luyện tại nhà.

Mục lục nội dung

Mời các em tham khảo đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 đề số 4 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bao gồm những dạng câu hỏi và bài tập thường gặp để chuẩn bị cho bài thi cuối kì sắp tới. Đây cũng là tài liệu hữu ích để phụ huynh dạy và học cùng con ở nhà.

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 5 học kỳ 1 năm học 2019-2020 - Đề số 4

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 4

Câu 1: (4đ) Xác định từ loại của những từ được gạch chân sau:

a)    Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm.

b)    Tôi rất chân trọng những suy nghĩ của bạn.

c)    Trong trận bóng đá chiều nay, đội 5A đã chiến thắng giòn giã.

d)    Sự chiến thắng của đội 5A có công đóng góp của cả trường.

Câu 2: (4đ)

a) Hãy chỉ ra từ vàng mang nghĩa gốc và từ vàng mang nghĩa chuyển trong đoạn văn sau:

Các nữ cầu mây Việt Nam giành Huy chương vàng thứ 2 cho thể thao Việt Nam tại ASID. “ Sự kiện vàng” này đang thổi bùng lên hi vọng hoàn thành mục tiêu vàng tại sân chơi lớn nhất châu lục của thể thao Việt Nam.

b) Sắp xếp các từ sau theo nhóm dựa vào cấu tạo từ đã học và đặt tên cho mỗi nhóm:Rực rỡ, rong rêu, học hành, hoa hồng, ngoan ngoãn, trùng trùng điệp điệp, lam lũ, khỏe khoắn, bến bờ.

Câu 3: (4đ)  a) Tìm bộ phận  chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

- Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.

- Trên mặt phiến đá cẩm thạch, sáng loáng những hàng chữ thiếp vàng.

b) Gạch chân cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây:

- Mẹ bảo sao thì con làm vậy.

- Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.

- Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.

- Dân càng giàu thì nước càng mạnh.

Câu 4: (4đ)

a) Tìm 4 thành ngữ, tục ngữ nói về Đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.

b) Phân biệt nghĩa của từ ngọt trong từng câu sau:

-  Khế chua, cam ngọt.

-  Ai ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Câu 5: (9 đ) Trong suốt 5 năm học ở nhà trường Tiểu học đã để lại trong em nhiều kỉ niệm sâu sắc về Thầy, Cô, bạn bè. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt đề số 4

Câu 1: (4đ) Học sinh xác định đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.

- Động từ: câu a, câu c

- Danh từ: câu b, câu d.

Câu 2: (4đ)

a) (2đ) – Từ vàng trong cụm từ: Huy chương vàng mang nghĩa gốc (1đ).

- Từ vàng trong cụm từ: “ Sự kiện vàng”, mục tiêu vàng mang nghĩa chuyển (0,5đ) .

b) (2đ) HS sắp xếp đúng các từ theo nhóm được 1đ, đặt tên đúng cho mỗi nhóm được 1đ.

- Từ ghép: rong rêu, học hành, hoa hồng, bến bờ.

- Từ láy: rực rỡ, ngoan ngoãn, trùng trùng điệp điệp, lam lũ.

Câu 3: (4đ)

a) (Xác  định đúng một bộ phận cho 0,5 điểm)

- Chủ ngữ:  Hồ Chí Minh,

Vị ngữ: đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.

- Chủ ngữ: những hàng chữ thiếp vàng

Vị ngữ:  sáng loáng

b) (HS gạch chân đúng cặp từ hô ứng nối các vế câu trong mỗi câu ghép cho 0,5 điểm. Nếu đúng 1 từ trong mỗi câu không cho điểm)

- Mẹ bảo sao thì con làm vậy.

- Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.

- Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.

- Dân càng giàu thì nước càng mạnh.

Câu 4: (4đ)

a) 2đ (HS tìm đúng mỗi thành ngữ, tục ngữ được 0,5đ)

Ví dụ: * Đói cho sạch, rách cho thơm.

* Lá lành đùm lá rách.

* Thương người như thể thương thân.

* Uống nước nhớ nguồn.

* Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

b) 2đ

– Ngọt (câu 1): Có vị như vị của đường, mật (nghĩa gốc).

- Ngọt (câu 2): Chỉ sự sung sướng, hạnh phúc(đối lập với chua: chỉ sự đau đớn, xót xa về mặt tinh thần) (nghĩa chuyển)

Câu 5: (9đ)

* Yêu cầu cần đạt: Bài viết có cấu trúc rõ ràng, đúng thể loại kể chuyện, có thể kể về một kỉ niệm vui hoặc buồn, đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, khó quên. Nêu được diễn biến câu chuyện từ khi mở đầu đến khi kết thúc, biết nhấn mạnh các tình tiết, sự việc chính để tạo sự chú ý của người đọc. Lời kể tự nhiên, chân thực, thể hiện thái độ và cảm xúc. Diễn đạt lưu loát. Các dùng từ hay. Câu văn không sai lỗi chính tả và ngữ pháp.

* Biểu điểm:

- Điểm 8-9: Bài làm đạt các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ. Kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Hành văn trôi chảy, ngữ điệu thích hợp gây cảm xúc, tạo ấn tượng. Không sai lỗi chính tả và ngữ pháp.

- Điểm 6-7: Bài làm đủ ý. Bố cục chưa hợp lí. Tình tiết khá roàng. Diễn đạt tương đối mạch lạc, ít sai lỗi chính tả và ngữ pháp.

- Điểm 4-5: Bài làm còn thiếu một số ý. Diễn đạt lủng củng, thiếu cảm xúc. Kể thiếu mạch lạc. Sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.

- Điểm 2-3: Ý tưởng nghèo nàn, diễn đạt vụng về. Sai quá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.

- Điểm 1: Chưa hiểu đề bài hoặc lạc đề.

* Bài văn mẫu:

Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khanh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xòa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết qua ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

>> Tham khảo thêm:

*********************

Trên đây là đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt đề số 4 có hướng dẫn giải chi tiết từng câu, hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập và ôn luyện hữu ích cho các em, đồng thời giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình học tập cùng các em. Đừng quên truy cập doctailieu.com để xem thêm nhiều đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt khác được Đọc tài liệu cập nhật liên tục nhé! Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM