Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 - Đề số 7

Xuất bản: 06/11/2019

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 đề số 7 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từng câu giúp các em học sinh học bài và ôn luyện tại nhà.

Mục lục nội dung

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 đề số 7 bao gồm rất nhiều dạng bài tập khác nhau tổng hợp toàn bộ kiến thức các em đã học ở lớp 4, qua đó giúp các em ôn luyện kiến thức cho kỳ thi sắp tới. Bộ đề có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết giúp các em hiểu bài hơn, ngoài ra phụ huynh hoặc thầy cô giáo có thể tải file đính kèm ở cuối bài viết và in ra để các em học sinh tự hoàn thành bài làm của mình rồi sau đó so sánh với đáp án.

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 năm học 2019-2020 - Đề số 7

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 7

A/ Phần kiểm tra đọc: (5 điểm)

I. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm)

Cho văn bản sau:

 ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

(Theo Trinh Đường)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,25đ) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.

B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2 (0,25 đ) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?

A.Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

B. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

C.Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3.(0,25 đ) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ?

A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.

B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.

C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.

Câu 4.(0,25 đ) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Tuổi trẻ tài cao.

B. Có chí thì nên.

C. Công thành danh toại.

Câu 5. (0,25 đ) Trong câu «Rặng đào đã trút hết lá », từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ?

A. rặng đào

B. đã

C. hết lá

Câu 6. (0,25 đ) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ”

A. đã

B. đang

C. sẽ

Câu 7. (0,25 đ) Trong câu "Chú bé rất ham thả diều", từ nào là tính từ?

A. Ham

B. Chú bé

C. Diều

Câu 8. (0,25 đ) Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc  từ loại nào?

A. Động từ.

B. Danh từ.

C. Tính từ.

Câu 9: (1 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu)  Nói về ước mơ của em.

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

II. Đọc thành  tiếng ( 2,0 điểm)

Câu 10. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau:

Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Trang 4 ( từ Một hôm.........vẫn khóc)

H: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?

Bài: Mẹ ốm. Trang 9 (4 khổ thơ đầu)

H: Nêu ý nghĩa của bài thơ.

Bài: Người ăn xin. Trang 30 (từ Từ đầu .... không có gì để cho ông cả)

H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Những hạt thóc giống. Trang 46 (từ đầu .............  Không ai trả lời)

H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Bài: Ông trạng thả diều. Trang 104 (từ Sau vì nhà nghèo quá........ học trò của thầy)

H: Vì sao chs bé Hiền đc gọi là “ ông trạng thả diều”?

Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Trang 115 (từ Bạch Thái Bưởi.............bán lại tàu cho ông)

H: Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

Bài: Văn hay chữ tốt - Trang 129 (Đọc từ đầu đến ...sao cho đẹp)

H: Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém?

Bài: Chú đất nung - Trang 134  (Đọc từ đầu.....Chú sợ lùi lại)

H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

Bài: Cánh diều tuổi thơ - Trang 146  (Ban đêm trên bãi thả diều........hết bài)

H: Qua bài tác giả muốn nói lên điều gì?

Bài: Tuổi Ngựa - Trang 149  (Đọc từ đầu đến hoa cúc dại)

H: Ngựa con theo ngọn gió rong choi những đâu?

Bài: Kéo co - Trang 155  (Đọc  từ đầu đến của người xem hội)

H: Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào?

Bài: Rất nhiều mặt trăng. Trang 163  (Đọc từ đầu ………của nhà vua)

H: Cô công chúa nhoe có nguyện vọng gì?

B/ Kiểm tra viết (5 điểm)

Câu 11: Chính tả: (2,5 điểm)

a. Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Đôi giày ba ta mầu xanh”. Tiếng Việt 4 – Tập 1, trang 81 (Từ Ngày còn bé …của các bạn tôi) trong khoảng thời gian 15 phút.

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

b. Bài tập: Điền vào chỗ chấm n hay l

…..ăm gian nhà cỏ thấp …e te

Ngõ tối đem sâu đóm ...ập ...oè

Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)

Hãy tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 7

A. Phần kiểm tra đọc 

Câu hỏi12345678
Đáp ánCCBABAAC

Câu 9. (1điểm) HS viết được đoạn văn theo chủ đề,cấu trúc đủ 3 phần,đặt câu dùng từ đúng ngữ pháp được tối đa  1 điểm, tùy mức độ hoàn thành GV cho điểm 1 - 0,75 - 0,5 - 0,25.

B/ Kiểm tra viết:

Câu 11: Chính tả (2,5 điểm)

a. Đánh giá cho điểm chính tả:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

b. Bài tập

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đem sâu đóm lập loè

Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được bài văn tả đồ vật trong gia đình đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài độ dài bài viết khoảng 12 câu.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Không liệt kê như văn kể chuyện.

- Bài văn mẫu:

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi "mặc áo" sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.

>> Xem thêm nhiều bài văn mẫu chọn lọcTả một đồ vật trong nhà em

*****************

Trên đây là đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 7 có hướng dẫn giải chi tiết từng câu, hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập và ôn luyện hữu ích cho các em, đồng thời giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình học tập cùng các em. Đừng quên truy cập doctailieu.com để xem thêm nhiều đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt khác được Đọc tài liệu cập nhật liên tục nhé! Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM