Đề tham khảo tuyển sinh vào 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020

Xuất bản: 28/04/2020 - Tác giả:

Xem ngay đáp án đề thi tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020 với tác phẩm Đồng chí và Lặng Lẽ Sa Pa.

Mục lục nội dung

Sở GD&ĐT Phú Thọ vừa công bố đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tham khảo năm học 2020/2021 môn Ngữ văn như sau:

Đề thi tham khảo vào 10 tỉnh Phú Thọ môn Ngữ văn

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.183-184)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên. Qua trường từ vựng đó, em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật?

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chội lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống.

Câu 3 (6,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một,

NXB Giáo dục, 2019, tr.128-129)

Hết

Đáp án tham khảo

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

b) Các từ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên: mưa, tuyết, bão, gió

Qua trường từ vựng đó, ta thấy hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên thật khắc nghiệt, đầy gian khổ.

c) Trong câu văn: Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chội lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:

+ So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.

+ Nhân hóa: chặt, quét.

Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.

Câu 2 (2,0 điểm)

Vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống.

Tham khảo:

Dàn ý nghị luận về tính tự lập của giới trẻ

- Nghị luận hay về tính tự lập

Câu 3 (6,0 điểm)

Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm.

- Dẫn dắt đoạn trích thơ.

Thân bài: Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí

- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,... Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.

- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :

+ Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

+ Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

Xem thêm: Dàn ý cảm nhận bài thơ Đồng chí

Kết luận: Cảm nhận của em về tình đồng chí gắn bó.

-/-

Xem thêm: Đề tham khảo tuyển sinh vào 10 môn Anh tỉnh Phú Thọ năm 2020

Trên đây là đáp án đề tham khảo tuyển sinh vào 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020, mong rằng với nội dung này các em sẽ thử sức đề thi thử vào lớp 10 và ôn luyện kiến thức thật tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM