Đề KSCL Ngữ văn 12 năm học 2019/2020 của THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Xuất bản: 03/07/2020 - Tác giả:

Đáp án đề KSCL môn Ngữ văn 12 năm học 2019/2020 của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai giúp em ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Văn.

Mục lục nội dung

Với cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn văn năm nay, Đọc tài liệu muốn gửi tới các em một mẫu đề thi KSCL môn Văn năm 2020 vừa được ra của  THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai làm tài liệu thử sức tại nhà em nhé!

Chi tiết đề thi như sau:

Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ 2

Năm học: 2019 - 2020

MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12

Thời gian: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Con sẽ không đợi một ngày kia

khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc

Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ

ai níu nổi thời gian?

ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên

Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn”

(Trích “Mẹ”, Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên? (0.25 điểm)

Câu 2:Nội dung đoạn thơ nói gì? (0.75 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó trong câu thơ: Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? (1.0 điểm)

Câu 4:

Con mỗi ngày một lớn lên

Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn”

Anh chi hiểu như thế nào về những câu thơ trên (1.0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự khắc nghiệt của thời gian.

Câu 2: (5,0 điểm)    

Cảm nhận của anh/ chị về quá trình nhận thức của nhân vật Phùng, trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), khi người nghệ sĩ nhiếp ảnhấy phát hiện ra cảnh bạo hành của gia đình hàng chài sống trên chiếc thuyền lưới vó.

Hết

Đáp án

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0.25 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là: biểu cảm (0.25 điểm)

Câu 2: (0.75 điểm)

Đoạn thơ thể hiện nỗi lo sợ,hốt hoảng của người con khi nhận ra sự khắc nghiệt của thời gian (0,5 điểm) và quãng đời ngắn ngủi còn lại củamẹ (0,25 điểm)

Câu 3: (1.0 điểm)

Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ: câu hỏi tu từ(0,5 điểm)

Tác dụng: tăng sức biểu cảm, gây sự chú ý và nhấn mạnh qui luật của tự nhiên: những dòng sông trôi đi, giống như thời gian, không bao giờ quay trở lại(0,5 điểm)

Câu 4: (1.0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản;

- Thời gian của con và mẹ là 2 hành trình trái ngược nhau: Con lớn lên, mẹ già cỗi (0,5 điểm)

- Cuộc hành trình của mẹ là đi vào bóng đêm, là đang dần rời xa sự sống (0,5 điểm)

PHẦN II:LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

*Hình thức: 

- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

- Biết vận dụng các thao tác nghị luận để nêu và giải quyết vấn đề

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục

*Nội dung

- Hiểu rõ:

- Thời gian là dòng chảy xuôi chiều, không bao giờ quay trở lại, không chờ đợi bất kì ai

• Thời gian là thứ tài sản ai cũng có quyền sở hữu nhưng không phải ai cũng biếtsử dụng một cách hợp lí, hữu ích.

- Phải trân quý và tận dụng khoảng thời gian đang có để làm được những việc có ích, để không phải hối tiếc

- Liên hệ thực tế bản thân.

*Biểu điểm:

- Bài làm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức của đề, có dẫn chứng minh họa, văn viết lưu loát: 2,0 điểm

- Bài làm lí giải chưa đầy đủ, diễn đạt còn vụng:1,25- 1,5 điểm

- Viết thành bài, tối đa 1,0 điểm

- Bỏ giấy trắng: 0.0 điểm.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian

Câu 2: (5,0 điểm)

a/ Yêu cầu về kỹ năng: 

HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học về cảm nhận nhân vật, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, bố cục cân đối, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc.

b/ Yêu cầu về kiến thức: 

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, HS biết cách chọn lọc, sắp xếp và phân tích những chi tiết để làm rõ được quá trình nhận thức của nhân vật Phùng khi phát hiện ra cảnh bạo hành của gia đình hang chài. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý sau :

*Giới thiệu khái quát (1.0điểm)

- Tác giả Nguyễn Minh Châu ,

- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về quá trình nhận thức của nhân vật Phùng (3.0 điểm)

- Khái quát về nhân vật Phùng và tình huống xuất hiện của nhân vật

- Cảnh bạo hành của gia đình hàng chài mà Phùng nhìn thấy:

• Người đàn ông đánh vợ dã man

• Đứa con trai nhỏ đánh lại cha để bảo vệ mẹ

• Người đàn ông giáng cho đứa con traihai cái tát

- Tâm trạng Phùng khi chứng kiến cảnh bạo hành: kinh ngạc và bất bình

- Phùng nhận thức rằng;

• Đằng sau vẻ đẹp toàn bích của bức tranh ngoại cảnh là thực tế cuộc sống nhiều ngang trái và đau khổ của con người.

• Trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải đi sâu vào khám phá cuộc sống của con người ở góc độ thật gần.

Xem thêm tài liêu: Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

*Đánh giá(1.0 điểm)

• Quá trình nhận thức của Phùng được xây dựng chung quanh tình huống có ý nghĩa khám phá.

• Quá trình nhận thức của nghệ sĩ Phùng cũng là quá trình nhận thức của nhà văn NguyễnMinh Châu, qua đó thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả:

- Người nghệ sĩ phải có cái nhìn cuộc sống đa diện, đa chiều

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng là nghệ thuật

Lưu ý:

- Nếu học sinh kể chuyện có dẫn chứng thì tối đa chỉ đạt 2,5 điểm.; kể chuyện không dẫn chứng thì Giám khảo tùy mức độ đủ ý có thể cho 1,0 đến 2,0 điểm.

- Khuyến khích cho điểm cao những bài viết có cảm xúc, có chiều sâu nhận thức.

Tài liệu hay giúp em hiểu rõ hơn về đề tài: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

-/-

Vậy là Đọc tài liệu đã gửi tới các em chi tiết đề thi KSCL môn văn THPT 2020 của THPT Nguyễn Thị Minh Khai vừa diễn ra. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT quốc gia môn Văn khác được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em thành công!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM