Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Văn năm 2024 Sở Hải Phòng

Xuất bản: 21/05/2024 - Tác giả:

Đáp án đề KSCL lần 2 môn Văn năm 2024 Sở Hải Phòng với bài đọc hiểu Cách tân thường này sinh từ hai động cơ....(Cách tân: Đi tìm cái mới hay cái tôi?)

Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp môn Văn của Sở GD TP Hải Phòng lần thi thử thứ 2, với cấu trúc tương tự đề minh họa mà Bộ đã công bố. Các em học sinh hãy thử sức với đề thi này nhé.

Đề thi khảo sát chất lượng

Đặc biệt bài đọc hiểu: "Cách tân: Đi tìm cái mới hay cái tôi?" của Chu Văn Sơn:

Chi tiết:

Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Văn năm 2024 Sở Hải Phòng ảnh 1
Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Văn năm 2024 Sở Hải Phòng ảnh 2

Đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm

Câu 2. Theo đoạn trích, cách tân thường nảy sinh từ hai động cơ:

+ dị ứng mạnh với cái cũ

+ khát khao tìm kiếm những giá trị mới.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Thí sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm.

- Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm

Câu 3. Ý kiến có thể hiểu như sau:

- Người cách tân chân chính là người đổi mới, sáng tạo theo hướng tích cực, tiến bộ; dám dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách; dám chấp nhận những rủi ro, thất bại.

- Ý kiến thể hiện thái độ trân trọng, đề cao người cách tân chân chính.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

- Thí sinh trả lời được ý thứ nhất : 0,75 điểm.

- Thí sinh trả lời được ý thứ hai : 0,25 điểm.

Lưu ý: Học sinh diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

Câu 4. Thí sinh đưa ra được bài học ý nghĩa nhất với bản thân, lý giải hợp lý, thuyết phục. Có thể theo hướng: cần phát huy sự đổi mới, sáng tạo trong cuộc sống; Không ngừng đổi mới sáng tạo để phát triển và khẳng định bản thân; Mọi sáng tạo đều là sự kế thừa và cách tân…

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh đưa ra được bài học và lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải phát huy tính

sáng tạo trong thời đại ngày nay

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách : diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng- phân- hợp; đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết phải phát huy tính sáng tạo trong thời đại ngày nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm sáng tỏ sự cần thiết phải phát huy tính sáng tạo trong thời đại ngày nay; đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng:

Sáng tạo là điều cần thiết trong mọi thời đại. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, đây là một yêu cầu tất yếu. Sáng tạo giúp con người thoát khỏi trạng thái trì trệ, bảo thủ, lạc hậu; thích ứng với đòi hỏi của thời đại mới để đạt được thành công. Sáng tạo giúp con người vượt qua giới hạn, khám phá tiềm năng, khẳng định giá trị bản thân. Phát huy tính sáng tạo đem đến những giá trị mới tốt đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội…

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm)

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 - 0,75 điểm)

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không

có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)

c. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

d. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Phân tích đoạn trích; từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn trích

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; cái nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn trích.

c) Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò Sông Đà và vấn đề nghị luận.

* Phân tích đoạn trích:

- Nội dung:

+ Vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà:

Điểm nhìn: theo không gian từ trên tàu bay nhìn xuống; theo thời gian các mùa trong năm.

=> Hình dáng: con sông như một “sợi dây thừng ngoằn ngoèo”, “từng nét sông tãi ra trên đại dương đá”, “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”... Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, Sông Đà vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ vừa mang vẻ đẹp của một thiếu nữ Tây Bắc duyên dáng, trẻ trung, tràn đầy xuân sắc…

=> Sắc nước: Sông Đà biến đổi màu nước theo mùa. Mùa xuân nước Sông Đà “xanh ngọc bích” trong sáng, lấp lánh. Mùa thu nước Sông Đà “lừ lừ chín đỏ”… mang đầy tâm trạng. Mỗi mùa Sông Đà mang một vẻ đẹp riêng. Và đặc biệt chưa bao giờ con sông có màu đen như “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”...

+ Thái độ, tình cảm của tác giả: tôn vinh vẻ đẹp Sông Đà; yêu mến, tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước; thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc...

- Nghệ thuật:

+ Lựa chọn điểm nhìn linh hoạt, sáng tạo;

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ;

+ Ngôn ngữ tài hoa, giàu tính tạo hình, đậm chất thơ

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa thật đầy đủ hoặc ý đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1,25 - 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, chưa rõ các ý: 0,75-1,0 điểm.

- Phân tích sơ lược: 0,5 điểm.

* Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. Có thể theo hướng:

Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của Sông Đà; tình yêu sâu nặng của Nguyễn Tuân với Sông Đà, thiên nhiên Tây Bắc và quê hương đất nước. Đoạn trích cho thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú; sự tài hoa, độc đáo và uyên bác trong cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân…

* Nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn trích:

- Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên ở phương diện văn hóa thẩm mĩ. Đây là một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.

- Trong cái nhìn mang tính phát hiện của Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên như một sinh thể có linh hồn, có tâm trạng, cảm xúc, mang vẻ đẹp của một mĩ nhân.

- Sông Đà được cảm nhận ở nhiều góc độ. Nguyễn Tuân không chỉ thấy vẻ đẹp hùng vĩ của Sông Đà mà còn phát hiện ra vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của nó.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 02 ý đến 03 ý: 0,5 điểm

- Trình bày được 01 ý: 0,25 điểm

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

Nguồn: Sở Hải phòng

-/-

Xem thêm nhiều đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Sử của các trường THPT trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục giúp các em ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM