Bài thơ Bên kia sông Đuống là một trong các bài học thuộc môn Ngữ văn lớp 12. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân đằm thắm thiết tha của tác giả Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ này, cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:
Đề số 1
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong khảng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
(Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm,
Ngữ văn 12 năng cao,Tập một, NXB Giáo đục, 2008? tr. 72)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ.
Câu 2: Vẻ đẹp của quê hương tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con sông Đuống “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiên trường kì”?
Đáp án đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống số 1
Câu 1: Những phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ trên là: Miêu tả và biểu cảm
Câu 2: Vẻ đẹp quê hương của tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh là: cát trắng phẳng ỉì, một dòng ỉấp lánh, nằm nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc.
Câu 3
: Hình ảnh con sông Đuống "Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì" mang đến cho người đọc cảm xúc:- Làm cho con sông như một sinh thể có tâm ừạng.
- Sông Đuống như một chứng nhân của ỉịch sử, đã đi qua và ghi lại những thăng trầm của quê hương Kinh Bắc.
- Gợi lên vẻ đẹp vừa dịu dàng, tình tứ, vừa kiêu hãnh như thách thức với bom đạn kẻ thù.
Đề số 2
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Năm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
(Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm,
Dẫn theo Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, Sđd)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu tác dụng của thể thơ đó.
Câu 2. Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Cảm nhận từ láy “nghiêng nghiêng”.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4
. Xác định và nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ trong dòng thơ cuối.Đáp án đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống số 2
Câu 1:
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (không bị trói buộc bởi các quy định về số tiếng ở mỗi dòng thơ, về cách gieo vần, ngắt nhịp; không có những khái niệm về niêm, luật, đối…)
- Tác dụng: có ưu thế trong việc chuyển tải những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp và bộc lộ dòng tâm trạng với những biến đổi linh hoạt…
Câu 2:
- Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên là: Lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc, xót xa.
- Từ láy “nghiêng nghiêng” tạo ra một hình ảnh thơ lạ, là cách nhân hóa con sông Đuống như một sinh thể có linh hồn, vừa duyên dáng vừa đầy ưu tư, chất chứa bao tâm trạng trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là:
- Dòng hồi tưởng về quá khứ bình yên, tươi đẹp của quê hương Kinh Bắc:
- Dòng sông Đuống trong trẻo, êm đềm, duyên dáng: một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng…
- Những bờ bãi màu mỡ, phì nhiêu, ngập tràn sự sống: xanh xanh, biêng biếc…
- Nỗi xót xa, đau đớn trước thực tại quê hương bị giặc chiếm đóng:
- Cảm giác bàng hoàng, xót xa: sao nhớ tiếc, sao xót xa…
- Nỗi đau đớn tột cùng: như rụng bàn tay…
Câu 4:
- Trong dòng thơ cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”.
- Tác dụng: Diễn tả một cách cụ thể cảm giác bàng hoàng, đau đớn khi nghe tin quê hương rơi vào tay giặc – như mất đi một phàn thân thể của chính mình. Qua đó, nhà thơ bày tỏ tình cảm gắn bó sâu nặng, máu thịt với quê hương.
Đề số 3
Đọc đoạn thơ trong bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và thực hiện các yêu cầu:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
Câu 1. Chủ đề đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ
Câu 3. Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?
Đáp án đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống số 3
Câu 1: Chủ đề của đoạn thơ trên là: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị giày xéo
Câu 2: Giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là:
- Biện pháp tu từ:
- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.
- Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột cùng.
- Giá trị của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó là: Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng.
Câu 3: Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.