Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 của THCS Lê Lợi

Xuất bản: 23/12/2019 - Tác giả:

Tham khảo ngay đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 ngắn gọn của trường THCS Lê Lợi với hệ thống kiến thức cần ôn tập với môn Địa 9.

Bạn muốn tự lập đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9? Dưới đây là hệ thống các câu hỏi có thể ra trong đề thi cuối học kì 2 mà trường THCS Lê Lợi đưa ra để các bạn tham khảo:

Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 ngắn nhất

I/ ĐÔNG NAM BỘ:

1. Vị trí địa lí – giới hạn lãnh thổ:

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

a. Thuận lợi:

b. Khó khăn:

- Diện tích đất rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị.

- Trên đất liền nghèo khoáng sản.

- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt.

3. Tình hình phát triển kinh tế của vùng:

a. Nông nghiệp:

- Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng và cao hơn cả nước.

- Cơ cấu ngành đa dạng như: khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Sản xuất công nghiệp tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Biên Hòa.

b. Nông nghiệp:

- Cây công nghiệp như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả, ………

- Trong đó cây cao su chiếm diện tích lớn nhất vùng.

c. Dịch vụ:

- Phát triển đa dạng

- Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.

- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

- Hoạt động xuất – nhập khẩu ở Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước.

- Là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta (TP. Hồ Chí Minh)

4. Là vùng thu hút nhiều lực lượng lao động vì:

- Giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt……….

- Là một trong những vùng có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh ở nước ta.

- Sự phát triển kinh tế năng động, thu nhập bình quân đầu người cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp là những vấn đề thu hút lao động từ các vùng khác đến.

- Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ cùng với hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, …. Có ý thức thu hút lao động cả nước.

5. a. Trồng được nhiều cây cao su vì:

- Vùng này có điều kiện sinh thái thích hợp cho phát triển cây cao su: địa hình thấp, khá bằng phẳng,  đất badan, đất phù sa cổ xám bạc màu, khí hậu cận xích đạo,….

- Cây cao su có lịch sử phát triển rất sớm ở vùng này nên nhân dân có kinh nghiệm trồng cây cao su.

- Ở vùng đã xây dựng được cơ sở vật chất cho việc phát triển cây cao su.

- Sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường và quốc tế. Phát triển ngành trồng trồng cây cao su vừa giải quyết được việc làm cho nhiều người, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao và gắn với vấn đề bảo vệ môi trường..

b. Còn lại là các loại cây:

- Cà phê:  Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

- Hồ tiêu: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

- Điều: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương.

6. Điều kiện để vùng trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước là:

a. Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đồng bằng bằng phẳng liền kề, đất phù sa cổ xám bạc màu.

- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho các loại cây công nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng.

- Vùng có hệ thống sông mang ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.

b. Kinh tế - xã hội:

- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.

- Đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với sự giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

7. Trên đất liền, vùng còn gặp những vấn đề khó khăn là:

- Sự tương phản giữa hai mùa mưa và khô lớn, dẫn đến tình trạng có nơi thừa có nơi lại thiếu nước.

- Tình trạng rừng ngập mặn xâm nhập sâu vào hệ thống sông Đồng Nai gây khó khăn cho việc cung cấp nước cho sinh hoạt, công nông nghiệp.

8. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

- Các trung tâm kinh tế lớn là: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Vũng Tàu.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.

9. Nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước được xây dựng ở:

Thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và tên là: NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT.

II/ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

1.Vị trí lãnh thổ: là phần đất cuối cùng của nước ta.

2. Tình hình phát triển kinh tế:

a. Công nghiệp:

- Chiếm tỉ trọng còn thấp.

- Trong đó, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất và cao hơn cả nước.

b. Nông nghiệp:

- Đây là vùng có diện tích và sản lượng cao, lớn nhất cả nước.

- Sản lượng khai thác và nuôi trồng lớn nhất cả nước (trên 50% của cả nước).

- Là vùng trồng câu ăn quả lớn nhất cả nước.

- Cần phải cải tạo đất phèn, đất chua mặn, bảo vệ rừng ngập mặn.

c. Dịch vụ:

- Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là gạo, thủy sản đông lạnh và hoa quả ………….

- Phát triển du lịch sinh thái (sông, nước, miệt vườn, hải đảo, nhiều vườn quốc gia, …)

3. Thế mạnh của ngành sản xuất công nghiệp của vùng là ngành:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

4. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn là:

- Góp phần đưa thêm diện tích đất vào sử dụng, tăng diện tích đất canh tác.

- Đẩy mạnh việc cải tạo đất phèn, đất mặn để nuôi thủy sản làm cho vị trí của vùng trong sản xuất thủy sản của cả nước được nâng cao.

5. Điều kiện thuận lợi là:

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Đất đai rộng lớn, nhiều loại đất phù hợp với cây lương thực như: đất phù sa, đất phèn, đất mặn.

- Có diện tích mặt nước lớn để nuôi trồng thủy hải sản.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo giúp cho cây trồng phát  triển tốt hơn đẩy mạnh năng xuất, nâng cao sản lượng.

- Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây trồng.

b. Kinh tế - xã hội:

- Dân đông, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

- Được xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất đinh. Nhà nước khuyến khích tăng gia sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Nhiều nhà đầu tư của nước ngoài đầu tư vào.

6. a. Nhứng tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp trong vùng là:

- Lúa trồng nhiều ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang...Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước Bình quân lương thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước .

- Ngoài ra vùng còn trồng nhiều loại cây ăn quả như mít xoài, ……….

- Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu , bò , vịt ...

- Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông , khí hậu thuận lợi cho sinh vật dưới nước , kênh rạch chặt chịt , nhiều sông ngòi , lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá , có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản , sản lượng thủy sản chiếm 50 % .

- Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau , đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng .

b. Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng vì:

Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, nằm ở trung tâm ĐBSCL. Khi Cần Thơ khai thác hết các lợi thế để phát triển sẽ có sức lan và tỏa thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội của vùng. ĐBSCL đang nổi lên là vùng có sức tiêu thụ hàng hóa mạnh của cả nước, khi thu nhập của thị dân Cần Thơ và cư dân ĐBSCL tăng lên thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa của đất nước phát triển hơn.

III/ KINH TẾ- MÔI TRƯỜNG – BIỂN ĐẢO:

1. Những khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được UNESCO công nhận là:

- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà.- Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.

- Hồ Ba Bể- Vịnh Hạ Long

2.

- Trường Sa: Khánh Hòa

- Cát Bà: Hải Phòng

- Phú Quốc: Bình Thuận

- Lí Sơn: Quãng Ngãi

- Côn Đảo: Bà Rịa – Vũng Tàu

- Cồn Cỏ: Quảng Trị

- BĐ Sơn Trà: Đà Nẵng

- BĐ Nhơn Hội: Bình Định

- BĐ Hòn Gốm: Khánh Hòa

Hết

Trên đây là đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 của THCS Lê Lợi với hệ thống kiến thức cần ghi nhớ, các em cần tự xây dựng bảng đề cương dành cho riêng mình một cách hợp lý nhất dựa trên những nội dung cần ghi nhớ của học kì 2 ở trên. Mong rằng các em đạt được kết quả tốt nhất!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM